(Baothanhhoa.vn) - Thời gian qua, cùng với đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất bền vững, tỉnh ta còn chú trọng xây dựng chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn (TPAT) truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng; góp phần thay đổi tư duy, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn

Thời gian qua, cùng với đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển sản xuất bền vững, tỉnh ta còn chú trọng xây dựng chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn (TPAT) truy xuất được nguồn gốc sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch của người tiêu dùng; góp phần thay đổi tư duy, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Xây dựng chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn

Sản xuất rau, quả an toàn tại xã Xuân Dương (Thường Xuân).

Tại huyện Thọ Xuân, để phát triển chuỗi cung ứng TPAT từ khâu sản xuất, sơ chế, vận chuyển đến phân phối, tiêu thụ, vào trước mỗi vụ sản xuất, huyện đã tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho người dân, đổi mới giống cây trồng, chọn lọc các sản phẩm chủ lực, phù hợp với thị trường để nhân rộng diện tích như lúa gạo, rau, củ, quả... sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP; phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại tập trung, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị. Bên cạnh đó, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu các sản phẩm nông nghiệp. Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm TPAT thông qua việc tham gia các hội nghị kết nối cung cầu, hội chợ quảng bá, giới thiệu nông sản, TPAT... Đi đôi với đó, phối hợp với các đơn vị liên quan hướng dẫn các doanh nghiệp, cá nhân sử dụng biểu mẫu ghi chép, lưu trữ hồ sơ; hỗ trợ kiểm soát, giám sát chất lượng sản phẩm và dán tem truy xuất nguồn gốc. Huyện cũng tạo điều kiện và khuyến khích các xã, thị trấn, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư sản xuất các sản phẩm nông nghiệp sạch hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Hiện nay, huyện đã xây dựng thành công các chuỗi cung ứng các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn, tại các xã Nam Giang, Xuân Minh, Xuân Vinh, Bắc Lương, Thọ Hải, Xuân Lai... Sản phẩm thực phẩm thông qua các chuỗi cung cấp ra thị trường đạt 29.800 tấn; trong đó, 16.500 tấn gạo, 5.600 tấn rau củ, 4.700 tấn thịt gia súc, gia cầm, 3.000 tấn thủy sản; 65% trở lên số lượng thực phẩm tiêu dùng trên địa bàn huyện được cung cấp thông qua chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng TPAT, có xác nhận; duy trì 100% tỷ lệ xã, thị trấn đạt tiêu chí an toàn thực phẩm.

Tại Thường Xuân, những năm qua, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, chỉ đạo các xã nâng cao kiến thức cho người dân về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng các chuỗi cung ứng rau, quả, thịt lợn sạch và chuỗi cửa hàng kinh doanh TPAT. Bên cạnh đó, lựa chọn các hộ dân tham gia sản xuất và các cửa hàng kinh doanh đủ điều kiện thông qua hợp đồng tiêu thụ để xây dựng chuỗi; phối hợp với tổ giám sát cộng đồng ký cam kết với các hộ xác nhận nguồn gốc, xuất xứ các sản phẩm trước khi đưa ra thị trường. Đồng thời, đẩy mạnh chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn người dân sản xuất rau, quả, thịt gia súc, gia cầm an toàn. Theo ông Trịnh Văn Trường, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thường Xuân, trên địa bàn hiện có 75% sản phẩm được sản xuất, chế biến theo mô hình sản xuất tập trung, đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm. Huyện đã xây dựng được 16 chuỗi cung ứng gạo, với diện tích 29,7 ha; 12 chuỗi cung ứng thịt cung cấp ra thị trường đạt 350 tấn sản phẩm; 15 chuỗi cung ứng rau, củ, cung cấp ra thị trường 315 tấn sản phẩm và tập trung tại các xã Thọ Thanh, Xuân Dương, Ngọc Phụng, Yên Nhân...

Đến nay, trên địa bàn tỉnh có khoảng 1.050 chuỗi, tỷ lệ thực phẩm tiêu dùng được cung cấp thông qua các chuỗi đạt hơn 55%. Có thể nói, việc phát triển các chuỗi cung ứng TPAT bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực, hình thành nhiều mối liên kết giữa sản xuất, cung ứng và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, cung cấp ra thị trường nguồn thực phẩm được giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng, truy xuất được nguồn gốc xuất xứ, tạo niềm tin cho người tiêu dùng. Thời gian tới, ngoài việc phát triển các chuỗi đã được cấp chứng nhận trước đó, các địa phương cần xây dựng thêm nhiều chuỗi cung ứng TPAT. Đối với các chuỗi đang hoạt động, cần tăng cường liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; đầu tư mở rộng quy mô, đa dạng hóa sản phẩm; mở rộng phạm vi cung ứng TPAT theo chuỗi đến các bếp ăn tập thể, trường học, khách sạn, nhà hàng... Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, phân loại và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện; giám sát, cảnh báo và xử lý các trường hợp vi phạm, sản xuất các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ... Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao kiến thức về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp sử dụng biểu mẫu ghi chép, lưu trữ hồ sơ... Hỗ trợ kiểm soát, giám sát chất lượng sản phẩm và dán tem sản phẩm đã được kiểm soát theo chuỗi; in bao bì, tem nhãn để nhận diện sản phẩm, quảng bá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tham gia các hội chợ thương mại nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]