(Baothanhhoa.vn) - So với các địa phương khác ở huyện Bá Thước, xã Cổ Lũng được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Ngoài thế mạnh về chăn nuôi và du lịch cộng đồng, hiện địa phương đang khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích một số cây trồng có lợi thế nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Xã Cổ Lũng chú trọng phát triển các mô hình kinh tế

Xã Cổ Lũng chú trọng phát triển các mô hình kinh tế

Mô hình nuôi vịt Cổ Lũng tại thôn Lọng, xã Cổ Lũng.

So với các địa phương khác ở huyện Bá Thước, xã Cổ Lũng được đánh giá có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Ngoài thế mạnh về chăn nuôi và du lịch cộng đồng, hiện địa phương đang khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích một số cây trồng có lợi thế nhằm xóa đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập.

Đã từ lâu, địa danh Cổ Lũng được biết đến bởi giống thủy cầm đặc sản - vịt Cổ Lũng. Đây là giống vịt quý hiếm, con giống di truyền có từ lâu đời. Hiện nay, giống vịt này đã được phát triển ra các xã lân cận, như: Lũng Niêm, Lũng Cao, Thành Sơn, Thành Lâm, nhưng vịt được nuôi nhiều và có chất lượng thịt ngon nhất vẫn là tại Cổ Lũng.

Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh và góp phần bảo tồn nguồn gen giống vịt bản địa quý hiếm này, huyện Bá Thước và xã Cổ Lũng đã tạo điều kiện cho các doanh nhân tỉnh ngoài đầu tư xây dựng trang trại, phát triển giống vịt Cổ Lũng. Tại đây, ông Chu Văn Sáu, quê ở tỉnh Vĩnh Phúc đã được nhận thầu 5.000m2 tại hồ Pó Giấm, thôn Lọng để đầu tư chăn nuôi vịt. Sau khi lựa chọn được 200 bố mẹ vịt giống bản địa, ông đã đầu tư lò ấp vịt, nhân giống và cung ứng vịt giống cho 20 hộ nông dân. Hiện trang trại của ông đạt doanh thu hàng trăm triệu đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 4 lao động.

Bên cạnh đó, trong năm 2019, 29 hộ nghèo và 40 hộ cận nghèo của 2 thôn trong xã cũng được tham gia dự án chăn nuôi vịt Cổ Lũng thương phẩm theo hình thức đối ứng. Ngoài được cung ứng giống, thức ăn, thuốc thú y, các hộ còn được tập huấn kỹ thuật, giám sát, hướng dẫn cách chăm sóc nên đàn vịt phát triển khỏe mạnh. Hiện, đàn vịt Cổ Lũng tại địa phương đã lên tới khoảng 20.000 con, với khoảng 6 thôn và 150 hộ tham gia. Trong đó, có 7 hộ nuôi giống vịt bản địa Cổ Lũng đạt tiêu chuẩn VietGAP. Vịt thương phẩm được tiêu thụ tại các nhà hàng, quán ăn trong và ngoài tỉnh với giá khá cao, từ 100.000 - 120.000 đồng/kg, giúp cho nhiều hộ dân thoát nghèo và cải thiện cuộc sống.

Xã Cổ Lũng còn là một địa danh với những điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch cộng đồng. Nơi đây có thác Hiêu, thuộc địa phận bản Ấm Hiêu - đã được công nhận là danh thắng cấp tỉnh năm 2015 và nằm trong vùng lõi Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông. Đây là điểm đến yêu thích của dân phượt và các du khách nước ngoài ưa du lịch khám phá trong vài năm gần đây. Từ những lợi thế được thiên nhiên ưu đãi, xã Cổ Lũng đã định hướng phát triển du lịch cộng đồng tại bản Ấm Hiêu. Địa phương đã tuyên truyền để nhân dân đầu tư cải tạo nhà ở, học hỏi và phát triển các dịch vụ phục vụ khách lưu trú. Đến nay, đã có 11 hộ dân trong bản đủ điều kiện cung ứng dịch vụ homestay. Hàng năm, mô hình du lịch cộng đồng tại đây thu hút khoảng 10.000 lượt khách trong nước và 500 – 1.000 lượt khách nước ngoài. Không chỉ được hòa mình vào đời sống sinh hoạt của người dân bản Ấm Hiêu, du khách còn được thưởng thức các món ăn bản địa, các sinh hoạt văn hóa dân tộc Thái nơi đây.

Tại bản Ấm Hiêu, gia đình anh Hà Văn Sỹ là hộ dân điển hình trong việc làm du lịch cộng đồng. Theo tư vấn và tuyên truyền của địa phương, anh đã đầu tư cải tạo nhà sàn, trồng hoa khuôn viên, tham gia dự án tập huấn, học hỏi cách chế biến các món ăn truyền thống như vịt Cổ Lũng, cá nướng... để phục vụ du khách. Vào mùa cao điểm của du lịch, có những ngày thu nhập của gia đình anh Sỹ lên đến 12 triệu đồng và tạo việc làm cho nhiều lao động khác trong xã. Từ một hộ nghèo, đến nay, gia đình anh đã vươn lên thành hộ khá giả trong bản.

Đại diện lãnh đạo xã Cổ Lũng, cho biết: Nhằm đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh tế hiệu quả và bền vững, địa phương đang hoàn tất thủ tục để thành lập HTX chăn nuôi vịt Cổ Lũng, nhằm tăng cường phổ biến các khâu kỹ thuật, nâng cao hiệu quả chăn nuôi và liên kết tiêu thụ, tăng thu nhập cho các hộ dân. Tạo điều kiện cho các hộ nghèo, cận nghèo đa phần thiếu kiến thức, thiếu vốn để phát triển kinh tế từ các chương trình, dự án. Tiếp tục vận động các hộ cải tạo cơ sở vật chất cho dịch vụ du lịch cộng đồng. Định hướng cho bản Ấm Hiêu khôi phục, phát triển đội văn nghệ với những nét văn hóa bản địa đặc sắc, nâng cao kỹ năng, dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, địa phương cũng đang khuyến khích nhân dân mở rộng diện tích trồng cải xoong, măng Bát Độ và một số loại cây rau màu mới, kết hợp chuỗi cung ứng và khai thác tiềm năng du lịch, tạo thu nhập ổn định đã mở ra hướng thoát nghèo cho nhiều hộ trong xã.

Minh Hằng


Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]