(Baothanhhoa.vn) - Để thực hiện khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015 – 2020), từ đầu nhiệm kỳ đến nay Thành ủy, UBND TP Thanh Hóa đã cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch.

Tin liên quan

Đọc nhiều

TP Thanh Hóa cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Để thực hiện khâu đột phá về đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo sự thông thoáng, minh bạch, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư sản xuất, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX (nhiệm kỳ 2015 – 2020), từ đầu nhiệm kỳ đến nay Thành ủy, UBND TP Thanh Hóa đã cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch.

Một góc khu đô thị mới phường Điện Biên (TP Thanh Hóa).

Hằng năm UBND thành phố đều xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các kế hoạch cải cách hành chính (CCHC), xác định rõ mục tiêu, yêu cầu CCHC, các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng năm để tập trung chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng phòng, ban, phường, xã, đơn vị liên quan. Trong 6 nội dung CCHC, UBND thành phố đã tập trung cho khâu cải cách thủ tục hành chính (TTHC). UBND thành phố đã thường xuyên chỉ đạo rà soát, đánh giá TTHC. Trong gần 3 năm qua, qua rà soát đã cắt giảm tối thiểu từ 20% - 35% thời gian giải quyết đối với một số TTHC, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân. Đến nay, 100% TTHC được niêm yết công khai tại Trung tâm Hành chính công thành phố. 12 phòng chuyên môn của UBND thành phố, trung tâm hành chính công và 37 phường, xã đã thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo quy định.

UBND thành phố đã rà soát, bổ sung, điều chỉnh nâng cao chất lượng xây dựng quy hoạch, quản lý quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể được phê duyệt, đến nay 24/24 quy hoạch phân khu 1/2000, 1/5000 đã được duyệt và công bố quy hoạch với tổng diện tích 14.677 ha. Quy hoạch 1/500 các phường nội thành được phủ kín. Quy hoạch 1/500 các dự án khai thác quỹ đất tạo nguồn ngân sách và khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng. Từ năm 2016 đến nay đã phê duyệt 26 mặt bằng quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 với tổng diện tích trên 141,99 ha, hoàn thành các thủ tục trình cấp có thẩm quyền thống nhất điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa ước năm 2018 đạt 76%.

Việc hoàn thành và công bố các quy hoạch phân khu, chi tiết nói trên đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nắm bắt được các chủ trương quy hoạch của thành phố để đầu tư. Trong 3 năm đầu nhiệm kỳ, thành phố đã thu hút thành công 181 dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư trên địa bàn thành phố, trong đó có 12 dự án đầu tư từ nguồn vốn FDI, với diện tích giao đất, cho thuê đất là 1.329,76 ha; phối hợp với các sở, ngành cấp tỉnh liên quan tham mưu giải quyết về quy hoạch, đầu tư cho 229 đơn vị đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.

UBND thành phố đã chỉ đạo ban giải phóng mặt bằng và tái định cư thành phố cùng với hệ thống chính trị từ thành phố đến các phường, xã tích cực đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư trên địa bàn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư. Bên cạnh đó, để thu hút, huy động vốn đầu tư phát triển, thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về huy động nội lực nhằm phát triển kinh tế TP Thanh Hóa giai đoạn 2012 – 2020, các phường, xã đã thực hiện tốt việc vận động nhân dân hiến đất xây dựng đường giao thông, kênh mương nội đồng, xây dựng hệ thống nước sinh hoạt... bước đầu thu hút hàng trăm tỷ đồng vốn đầu tư bằng xã hội hóa.

Thành phố cũng đã có các giải pháp hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, bảo đảm an ninh trật tự, tăng cường kiểm tra, thanh tra, chấn chỉnh các hành vi gây khó khăn, phiền hà cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Với nhiều giải pháp tích cực, trong gần 3 năm qua tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố đạt 62.000 tỷ đồng. Các công trình xây dựng từ nguồn vốn Trung ương, tỉnh và ngân sách thành phố được đầu tư xây dựng đúng trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên công trình thuộc các lĩnh vực hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật các khu đô thị, hệ thống giao thông, trường học, nhà văn hóa... đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Đến nay một số dự án, khu đô thị, trung tâm thương mại, khách sạn lớn có không gian kiến trúc đẹp, hạ tầng kỹ thuật đô thị xây dựng đồng bộ theo hướng văn minh, hiện đại đã và đang được xây dựng tạo cho diện mạo thành phố khang trang hơn như: Đường vành đai phía Tây, khu trung tâm hành chính mới của thành phố, khu đô thị mới phường Điện Biên, đại lộ Nam sông Mã, đường Voi đi Sầm Sơn...

Để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XX đã đề ra, nhất là chỉ tiêu về huy động vốn đầu tư phát triển, trong nửa nhiệm kỳ còn lại Thành ủy, UBND thành phố sẽ tập trung tổ chức thực hiện tốt các chương trình, kế hoạch hành động về CCHC, trọng tâm là cải cách TTHC. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trong thực hiện cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Nâng cao khả năng tiếp cận nguồn lực đất đai, thực hiện cam kết với nhà đầu tư về giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án. Tạo môi trường thuận lợi hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp...


Bài và ảnh: Việt Linh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]