(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa đang được khôi phục và phát triển đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, có một thực tế là các làng nghề đang đối mặt với nguy cơ phát triển thiếu bền vững bởi chưa xây dựng được nhãn hiệu, nhiều sản phẩm chưa có nhãn mác, bao bì; dẫn đến khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thiếu nhãn hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống

Những năm gần đây, các làng nghề truyền thống ở tỉnh Thanh Hóa đang được khôi phục và phát triển đã góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương. Tuy nhiên, có một thực tế là các làng nghề đang đối mặt với nguy cơ phát triển thiếu bền vững bởi chưa xây dựng được nhãn hiệu, nhiều sản phẩm chưa có nhãn mác, bao bì; dẫn đến khó khăn trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Thiếu nhãn hiệu cho các sản phẩm làng nghề truyền thống

Nghề mây tre đan ở xã Tân Thọ (Nông Cống).

Từ nhiều năm trước, sản phẩm nước mắm Do Xuyên - Ba Làng, xã Hải Thanh (Tĩnh Gia) đã được bình chọn là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. Sản phẩm được nhiều người dân tin dùng, song vẫn chủ yếu tiêu thụ qua các kênh “quen biết” mà vẫn chưa có một đơn vị nào đứng ra làm kênh phân phối chính cho sản phẩm. Nhận thức được giá trị của việc đăng ký nhãn hiệu, từ năm 2013, huyện Tĩnh Gia đã phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện dự án khoa học “Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho nước mắm Do Xuyên – Ba Làng của xã Hải Thanh, huyện Tĩnh Gia”. Mục tiêu của dự án là thiết lập cơ chế bảo hộ, quản lý và phát triển nhãn hiệu của sản phẩm trên thị trường, chống hàng giả, hàng nhái, từ đó mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nước mắm, góp phần bảo đảm đời sống cho người sản xuất. Theo đó, huyện đã thành lập Hiệp hội nước mắm Do Xuyên - Ba Làng để quản lý, phát triển nhãn hiệu; xây dựng quy chế sử dụng nhãn hiệu, quy chế kiểm soát chất lượng sản phẩm, quy trình, quy chuẩn chế biến bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, từ đó triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá cho nhãn hiệu nước mắm Do Xuyên - Ba Làng. Đến nay sản phẩm nước mắm Do Xuyên - Ba Làng đã được công nhận nhãn hiệu với gần 100 cơ sở sản xuất, kinh doanh nước mắm; mỗi năm, các cơ sở chế biến, tiêu thụ khoảng 4 triệu lít nước mắm, mang lại thu nhập hàng chục tỷ đồng.

Tại làng nghề trồng hoa cây cảnh Xuân Du (Như Thanh) nổi tiếng với nghề trồng hoa cúc, hoa hồng, cây cảnh, cây thế, đào và quất cảnh. Tuy nhiên, khi được cán bộ Phòng Kinh tế - Hạ tầng, UBND huyện tư vấn đăng ký xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm làng nghề thì hầu hết các hộ dân trong làng nghề đều cho rằng sản phẩm của họ làm ra đã có tiếng từ lâu nên không cần ghi nhãn mác hàng hóa vẫn tiêu thụ được. Hơn nữa do sản phẩm không cố định chỉ tiêu chất lượng, nguồn nguyên liệu, quy trình sản xuất mà phụ thuộc vào thị hiếu, xúc cảm của người chăm sóc cây cảnh nên rất khó thống nhất tiêu chuẩn chất lượng chung cho sản phẩm...

Hiện nay, toàn tỉnh có 118 làng nghề với 36 nghề tiểu thủ công nghiệp đang hoạt động, tạo việc làm cho khoảng 90 nghìn lao động khu vực nông thôn, thu nhập bình quân đạt từ 3,5 đến 5 triệu đồng/người/tháng. Một số nghề hiện nay đang phát triển mạnh, như: Đúc đồng, mây tre đan, chế biến nông sản thực phẩm, chế biến gỗ gia dụng, đồ mỹ nghệ, cơ khí nhỏ phục vụ nông nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hải sản... Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế - xã hội và doanh thu của các làng nghề vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, vẫn còn một số làng nghề hoạt động chưa ổn định, quy mô sản xuất, số hộ làm nghề có chiều hướng thu hẹp, thậm chí có làng nghề gần như ngừng hoạt động do khó tìm đầu ra cho sản phẩm. Không ít địa phương, mặc dù số lượng làng nghề lớn nhưng số làng nghề đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm làng nghề vẫn còn rất ít. Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức của người dân làng nghề trong việc đăng ký, quản lý và phát triển nhãn hiệu còn hạn chế và tư duy mang nặng tính cá nhân, mạnh ai nấy làm... Bên cạnh đó, việc tổ chức sản xuất và mối liên kết trong các làng nghề còn yếu, các doanh nghiệp và hộ cá thể trong làng nghề sản xuất tự phát, thiếu chiến lược phát triển bền vững.

Để sản phẩm làng nghề thực sự có chỗ đứng trên thị trường thì mỗi cơ sở sản xuất, kinh doanh trong làng nghề phải không ngừng cải tiến mẫu mã, tạo sản phẩm mới, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Bên cạnh đó, các làng nghề cần nâng cao trình độ người lao động, tiếp thu công nghệ mới, phát huy thế mạnh của các nghệ nhân trong cải tiến mẫu mã, truyền nghề cho lớp trẻ. Đồng thời, cần tổ chức sản xuất theo hướng liên kết, tập trung xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm làng nghề, đây chính là yếu tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của làng nghề. Khi xây dựng được nhãn hiệu sẽ tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn.

Bài và ảnh: Minh Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]