(Baothanhhoa.vn) - Chiều 30-10, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp về việc đề nghị ban hành quy định khu nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; khu vực được phép nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020 -2024.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thảo luận, cho ý kiến đối với tờ trình đề nghị ban hành quy định khu vực không được phép chăn nuôi

Chiều 30-10, đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì cuộc họp về việc đề nghị ban hành quy định khu nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; khu vực được phép nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020 -2024.

Thảo luận, cho ý kiến đối với tờ trình đề nghị ban hành quy định khu vực không được phép chăn nuôi

Đồng chí Nguyễn Đức Quyền, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh phát biểu tại cuộc họp.

Tham dự có đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của tỉnh và các địa phương trong tỉnh.

Thảo luận, cho ý kiến đối với tờ trình đề nghị ban hành quy định khu vực không được phép chăn nuôi

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình bày tờ trình.

Trên cơ sở căn cứ các quy định của pháp luật và các chính sách hiện hành, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi với mức hỗ trợ 1 lần, tối đa 5 triệu đồng/tháng/trên cơ sở nuôi và hỗ trợ liên lục trong 3 tháng; hỗ trợ kinh phí di dời, xây dựng cơ sở chăn nuôi tại vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi tối đa 90 triệu đồng/cơ sở chăn nuôi. Dự toán nhu cầu kinh phí giai đoạn 2020 -2024 ước khoảng 270 tỷ đồng. Đây là các nội dung nhằm thực hiện mục tiêu ban hành quy định khu vực nội thành của thành phố, thị xã, khu dân cư không được phép chăn nuôi; khu vực được phép nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Đồng thời khắc phục tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán, hiệu quả thấp; giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như cảnh quan đô thị; từng bước chuyển hướng sang ngành nghề khác, ổn định sinh kế hoặc chăn nuôi theo hướng tập trung quy mô lớn; đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển chăn nuôi nói riêng, xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại bền vững.

Thảo luận, cho ý kiến đối với tờ trình đề nghị ban hành quy định khu vực không được phép chăn nuôi

Chủ tịchUBND thành phố Thanh Hóa phát biểu ý kiến tại cuộc họp.

Đối với việc đền nghị ban hành quy định khu vực được phép nuôi chim yến, phải bảo đảm khoảng cách tối thiểu từ cơ sở nuôi đến các khu công nghiệp, khu quốc phòng, khu danh lam thắng cảnh, công trình công cộng, đường giao thông… 200 m. Đối với các xã có tuyến đê biển phải trừ hành lang bảo vệ đê tối thiểu 200 m, khu vực đê sông, đê cửa sông khoảng cách từ chân đê trở ra tối thiểu 25 m… Căn cứ vào các tiêu chí và điều kiện được phép nuôi chim yến, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề xuất 7 địa phương, gồm các huyện Nga Sơn, Hậu Lộc, Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn đáp ứng các tiêu chí lựa chọn và điều kiện được phép nuôi chim yến theo quy định của pháp luật.

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Nguyễn Đức Quyền đánh giá cao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chủ động, tích cực xây dựng tờ trình ban hành quy định khu nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi; khu vực được phép nuôi chim yến; chính sách hỗ trợ khi di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2020 -2024. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Đức Quyền lưu ý, Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành từ 1-1-2020, trước mắt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục đấu mối với các cơ quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tiếp cận sớm các nội dung của Luật Chăn nuôi, triển khai chính sách cho phù hợp. Thống kê, rà soát lại các hộ, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và tình hình dịch bệnh, nhất là dịch tả lợn Châu Phi để đánh giá chi tiết từng địa phương trong tỉnh. Sau khi có Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về triển khai thực hiện Luật Chăn nuôi, lấy ý kiến của các ngành có liên quan của tỉnh để hoàn thiện tờ trình. Đối với quy định khu vực nuôi chim yến phải có phương án để cho người nuôi chủ động đăng ký với chính quyền địa phương và cơ quan có thẩm quyền cấp phép nuôi. Từ nay đến cuối năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phối hợp với các ngành, các địa phương tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Chăn nuôi đến đông đảo các tầng lớp nhân dân trong tỉnh.

Lê Hợi


Lê Hợi

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]