(Baothanhhoa.vn) - Việc chọn, tạo, chuyển giao các giống cây trồng mới đã và đang góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Thành công từ việc chọn, tạo, chuyển giao các giống cây trồng mới

Việc chọn, tạo, chuyển giao các giống cây trồng mới đã và đang góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cho nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.

Thành công từ việc chọn, tạo, chuyển giao các giống cây trồng mới

Mô hình trồng khảo nghiệm giống cây khoai môn tím của Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa (xã Nam Giang, Thọ Xuân).

Nhằm đánh giá khả năng thích ứng của một số loại cây ăn quả phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của một số vùng miền của tỉnh, Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng, thuộc Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tiến hành thu thập 49 giống cây ăn quả các loại đưa về trồng, đánh giá. Qua quá trình trồng thử nghiệm, trung tâm đã tuyển chọn được 3 giống bưởi: Diễn, Diễn tôm xanh, Diễn tôm vàng; chọn 1 giống cam Vinh, 1 giống táo Đào Vàng, ổi Đài Loan, ổi Tứ Qúy và ổi trắng số 5 đưa vào trồng thử nghiệm, nghiên cứu tìm ra công thức để làm bản hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, từ đó làm căn cứ chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho bà con nông dân.

Việc tuyển chọn, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật đối với các loại cây ăn quả của trung tâm trong thời gian qua đã giúp nhiều huyện, thị xã, thành phố định hướng, lựa chọn được các cây ăn quả phù hợp đưa vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hiệu quả kinh tế được bảo đảm sau chuyển đổi. Cũng trên cơ sở kết quả khảo nghiệm, khuyến cáo của đơn vị nghiên cứu, nhiều địa phương cũng đã định hướng, xây dựng được vùng trồng cây ăn quả tập trung, chuyên canh. Điển hình như vùng trồng cam Vinh, bưởi Diễn tại xã Xuân Thành (Thọ Xuân); vùng trồng cam, bưởi tại huyện Như Xuân; vùng trồng ổi tại huyện Thạch Thành...

Chị Trịnh Thị Tuyết, xã Xuân Trường (Thọ Xuân), cho biết: Theo khuyến cáo của chính quyền địa phương, năm 2015, trên diện tích 6 ha, gia đình đã đưa vào trồng 1.000 gốc cam Vinh, 1.000 gốc cam Canh, 500 gốc bưởi Diễn. Đây đều là các loại cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng khảo nghiệm, lựa chọn và chuyển giao kỹ thuật. Do phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng nên cây sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất, chất lượng đạt cao, giúp gia đình chị thu lãi từ 500 đến 700 triệu đồng mỗi năm.

Năm 2006, giống lúa Bắc Thịnh được Phòng Quản lý khoa học, Trung tâm Nghiên cứu, khảo nghiệm và Dịch vụ cây trồng đưa vào chọn, tạo. Qua nhiều vụ khảo nghiệm, xây dựng mô hình trình diễn tại các địa phương, cho thấy: Giống lúa Bắc Thịnh sinh trưởng khỏe, chịu rét, chống đổ, kháng bệnh tốt, có độ thuần cao, khi trổ đồng đều, thời gian chín nhanh, năng suất cao (vụ đông xuân đạt từ 70 đến 80 tấn/ha, vụ thu mùa đạt từ 60 đến 70 ha), lợi nhuận năm 2020 đạt khoảng 30 triệu đồng/ha/vụ, cao hơn 20% so với các giống lúa đối chứng. Nhờ những ưu điểm vượt trội, năng suất và hiệu quả kinh tế ổn định, nên giống lúa Bắc Thịnh nhanh chóng được đưa vào gieo cấy đại trà tại nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh. Theo tổng hợp của Viện Nông nghiệp Thanh Hóa, khoảng 2 năm trở lại đây, trung bình lượng tiêu thụ giống lúa Bắc Thịnh đạt khoảng 1.000 tấn/năm, tương đương với 50.000 ha diện tích gieo cấy/năm. Điều này đồng nghĩa với việc giống lúa Bắc Thịnh đã và đang giúp nhiều vùng sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế, góp phần vào việc giữ tổng sản lượng lương thực có hạt trên địa bàn tỉnh ổn định từ 1,3 đến 1,4 tấn/năm, bảo đảm an ninh lương thực.

Thông qua việc đẩy mạnh chọn, tạo, triển khai các mô hình và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc các cây trồng mới, từ năm 2020 đến nay, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã chọn, tạo được 2 dòng lúa mới là Sao Vàng và Việt Thanh 30; khảo nghiệm, tuyển chọn được 3 giống cà chua, 3 giống dưa leo. Xây dựng mô hình sản xuất giống mới bí đỏ Golstar 888, mô hình trồng hoa, qua đó đã xác định được 8 giống cây trồng triển vọng. Đồng thời, khảo nghiệm vùng sinh thái đối với nhiều giống lúa mới ở vụ đông xuân, vụ thu mùa năm 2020, trên quy mô 60 ha. Từ kết quả nghiên cứu, tuyển chọn, tạo giống mới phục vụ sản xuất, nên thời gian qua, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã chủ động được nguồn giống lúa bố mẹ phục vụ sản xuất hạt lai F1 cho tỉnh, sản xuất được 500 đến 1.000 tấn hạt giống lúa thuần các cấp nguyên chủng, siêu nguyên chủng phục vụ sản xuất.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]