(Baothanhhoa.vn) - Từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp (PPNN) phong phú và đa dạng, như: Trấu, rơm rạ, thân cây ngô, cây chuối... thay vì bỏ đi, người dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tận dụng để làm nguyên liệu nuôi trùn, phân bón,... nhất là làm thức ăn trong chăn nuôi. Qua đó, góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi phí đầu vào và tăng thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sử dụng thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp

Sử dụng thức ăn chăn nuôi từ phụ phẩm nông nghiệp

Trang trại nuôi gà của gia đình anh Lê Đình Luân, thôn Tân Thịnh, xã Hóa Quỳ (Như Xuân).

Từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp (PPNN) phong phú và đa dạng, như: Trấu, rơm rạ, thân cây ngô, cây chuối... thay vì bỏ đi, người dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tận dụng để làm nguyên liệu nuôi trùn, phân bón,... nhất là làm thức ăn trong chăn nuôi. Qua đó, góp phần bảo vệ môi trường, giảm chi phí đầu vào và tăng thu nhập cho người dân.

Hơn 2 năm nuôi gà theo phương pháp tự nhiên, gia đình anh Lê Đình Luân, thôn Tân Thịnh, xã Hóa Quỳ (Như Xuân) nhận thấy rõ lợi ích và hiệu quả kinh tế do cách nuôi mới này mang lại. Anh Luân chia sẻ: “Khi đưa gà giống về tôi chủ yếu cho ăn bột bắp, đậu nành, gạo, lúa. Sau một thời gian khi gà lớn lên thì chuyển sang cho gà ăn ngô, rau xanh và không dùng thức ăn công nghiệp. Sau một thời gian, tôi thấy đàn gà lớn nhanh, nhất là hạn chế bệnh dịch”. Cũng theo anh Luân, nuôi gà theo phương pháp này tuy đòi hỏi nhiều công chăm sóc hơn nhưng được nhiều lợi ích hơn so với phương pháp nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp. Đó là gà lớn nhanh, sản phẩm thịt gà săn chắc, thơm ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Bên cạnh đó, 1 kg thức ăn chăn nuôi loại này, chi phí khoảng từ 9 đến 15 nghìn đồng, rẻ hơn so với cám công nghiệp trên thị trường. Do vậy, người nuôi có thể tiết kiệm được chi phí đầu tư, khoảng sau 4 tháng nuôi có thể xuất bán gà thịt và sau 6 tháng là gà đẻ lứa đầu tiên”. Hiện nay, đàn gà của gia đình anh có số lượng 1.500 con, sau thời gian nuôi bán, doanh thu trung bình từ 50 đến 70 triệu đồng/lứa.

Đại diện lãnh đạo UBND xã Hóa Quỳ cho biết: Hiện nay, trên địa bàn xã, số hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn từ PPNN còn hạn chế, do thói quen của người dân còn chưa tin tưởng vào nguồn dinh dưỡng của thức ăn từ PPNN. Bên cạnh đó, người dân còn sử dụng phụ phẩm dạng tươi chưa qua chế biến nên không bảo quản được lâu. Nếu không có kỹ thuật sơ chế PPNN, như: Cắt ngắn, phơi, sấy khô,... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn thức ăn.

Nhận thấy hiệu quả từ việc sử dụng thức ăn chăn nuôi từ PPNN, Công ty Phát triển giống và chăn nuôi Thọ Xuân, thị trấn Thọ Xuân đã đầu tư dây chuyền sản xuất thức ăn chăn nuôi từ thân cây ngô, ngọn mía, vỏ dứa, rơm khô... Các loại phụ phẩm này được doanh nghiệp thu mua của người dân, sau đó sử dụng máy móc để băm nhỏ, trộn với các loại đạm, tinh bột ủ chua,... để tạo thành loại thức ăn giàu dinh dưỡng cho bò. Anh Lê Văn Hiên, đại diện công ty, cho biết: Việc sử dụng PPNN làm thức ăn chăn nuôi mang lại nhiều lợi ích, như: Giảm thiểu tác động đến môi trường từ chăn nuôi, hướng tới chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, đồng thời tăng thu nhập cho người dân khi công ty thu mua các loại phụ phẩm.

Nhằm khai thác nguồn nguyên liệu tại chỗ cho chăn nuôi, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã có nhiều biện pháp khuyến khích người dân sử dụng thức ăn từ PPNN, hướng tới chăn nuôi an toàn, như các huyện: Yên Định, Như Xuân, Thọ Xuân, Hoằng Hóa,... hiện đã có nhiều tín hiệu tích cực. Ông Lôi Xuân Len, Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh, cho biết: Sử dụng thức ăn từ PPNN là dựa trên cách chăn nuôi truyền thống nhưng có áp dụng khoa học. Các loại thức ăn cho hỗn hợp được trộn từ các phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp như bã đậu, bã sắn, xác mắm, cám..., có trong tự nhiên, không có chất kích thích tăng trưởng, không có thuốc kháng sinh, chất bảo quản. Do đó, chăn nuôi theo phương pháp này cho sản phẩm thịt, trứng sạch, an toàn. Việc sử dụng thức ăn chăn nuôi từ PPNN là phương pháp phù hợp với các mô hình sản xuất nông hộ còn nhỏ lẻ nhằm tiết kiệm được chi phí, chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi, giảm dần sự phụ thuộc vào cám công nghiệp. Quan trọng hơn, với phương pháp này, các hộ chăn nuôi có thể chủ động trong việc sử dụng thức ăn chăn nuôi nhằm tạo ra một nguồn thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng, hướng tới việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh, số hộ chăn nuôi sử dụng thức ăn từ PPNN còn hạn chế, do người dân chưa biết về kỹ thuật chế biến, phối trộn, bảo quản thức ăn... Phần lớn, số phụ phẩm này vẫn đang được người nông dân sử dụng theo cách thủ công, ở dạng thô, hiệu quả dinh dưỡng còn hạn chế. Để nhân rộng phương pháp chăn nuôi sử dụng thức ăn từ PPNN, các địa phương cần tổ chức hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật chế biến và sử dụng PPNN cho người dân, từ cắt ngắn, phơi, sấy khô, nghiền nhỏ đến xử lý kiềm để gia súc dễ tiêu hóa, hay phương pháp ủ men chua để bảo quản thức ăn lâu mà không mất chất dinh dưỡng,... Khi trộn cám, người chăn nuôi cần nắm vững kỹ thuật, lựa chọn nguyên liệu bảo đảm chất lượng, xác định được nhu cầu tỷ lệ dinh dưỡng với từng loại vật nuôi ở các giai đoạn khác nhau. Bên cạnh đó, người dân rất cần được hỗ trợ liên kết thị trường để có đầu ra ổn định cho sản phẩm, từng bước mở rộng thị trường. Với việc sử dụng thức ăn chăn nuôi từ PPNN sẽ góp phần tăng trọng lượng, giúp cải thiện thành phần dinh dưỡng, tăng khả năng tiêu hóa, hấp thu, dự trữ được nguồn thức ăn, khắc phục tính thời vụ của cây trồng và bảo đảm đáp ứng nguồn thức ăn quanh năm. Từ đó góp phần hạ giá thành và tăng lợi nhuận cho người chăn nuôi.

Lê Ngọc


Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]