(Baothanhhoa.vn) - Thời gian gần đây, cùng với việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm chủ lực. Trong đó, tham gia Chương trình OCOP và gắn sao cho sản phẩm chính là một trong những giải pháp thúc đẩy các HTX phát triển, nâng cao doanh thu, lợi nhuận và tiếp cận với sản xuất quy mô lớn, theo định hướng của thị trường.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Sản phẩm OCOP - động lực phát triển cho các HTX

Thời gian gần đây, cùng với việc đẩy mạnh liên kết sản xuất, nhiều HTX trên địa bàn tỉnh đã nỗ lực nâng cao chất lượng, tăng tính cạnh tranh cho các sản phẩm chủ lực. Trong đó, tham gia Chương trình OCOP và gắn sao cho sản phẩm chính là một trong những giải pháp thúc đẩy các HTX phát triển, nâng cao doanh thu, lợi nhuận và tiếp cận với sản xuất quy mô lớn, theo định hướng của thị trường.

Sản phẩm OCOP - động lực phát triển cho các HTX

Sản xuất bánh lá tại HTX dịch vụ nông nghiệp Hà Lai (Hà Trung).

Được đổi mới mô hình quản lý theo Luật HTX năm 2012, từ năm 2016, HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp Yên Nhân (Thường Xuân) đã tận dụng lợi thế về đồi rừng để khuyến khích hội viên phát triển các sản phẩm nông nghiệp của địa phương. Cơ hội mở ra cho HTX chính là khi UBND huyện Thường Xuân và xã Yên Nhân triển khai thực hiện Chương trình OCOP. HTX đã họp bàn, thảo luận và lựa chọn nghề nuôi ong và sản phẩm mật ong để đầu tư sản xuất theo chu trình OCOP. Bà Cầm Thị Thuyết, Giám đốc HTX dịch vụ nông, lâm nghiệp Yên Nhân, cho biết: Đầu năm 2020, HTX đã vận động 70 hộ nuôi ong có quy mô từ 10 đàn trở lên tại địa phương tham gia vào HTX, tập trung nhân đàn và đầu tư máy tách thủy phần để nâng cao chất lượng cho sản phẩm mật ong. Nhờ đó, năm 2021, sản phẩm mật ong hoa rừng Yên Nhân đã được Chủ tịch UBND tỉnh công nhận đạt chất lượng 3 sao của Chương trình OCOP. Sau khi được công nhận, cùng với chiến lược quảng bá, thúc đẩy thương mại phù hợp, sản phẩm mật ong hoa rừng Yên Nhân đã có mặt tại thị trường trong, ngoài tỉnh. Sản lượng tiêu thụ bình quân đạt 400 lít/tháng, doanh thu khoảng 80 triệu đồng, cao gấp 4 lần so với trước khi tham gia chương trình.

Những ngày cuối năm, tổ sản xuất bánh lá của HTX dịch vụ nông nghiệp Hà Lai (Hà Trung) đang nhộn nhịp với những đơn hàng cho khách hàng. Bà Trịnh Thị Hà, tổ trưởng tổ sản xuất bánh lá của HTX, cho biết: Khi tham gia HTX, tất cả các hộ sản xuất bánh lá Hà Lai đều phải thực hiện theo quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Đồng thời, ứng dụng công nghệ hấp nồi hơi thay cho việc hấp thủ công... Sau khi được công nhận 4 sao của Chương trình OCOP, được cơ quan chuyên môn chứng nhận nhãn mác, bao bì, sản phẩm đã tạo được lòng tin của khách hàng, góp phần nâng sức cạnh tranh của sản phẩm bánh lá Hà Lai. Hiện nay, trung bình mỗi ngày các hộ sản xuất trong HTX xuất ra thị trường hàng vạn bánh, doanh thu khoảng 30 triệu đồng/ngày, cao gấp 5 lần so với trước đây.

Ông Nguyễn Văn Tuyên, Chủ tịch UBND xã Hà Lai cho biết: Chương trình OCOP chính là động lực để HTX phát triển cả về quy mô và chất lượng. Sau khi sản phẩm được lựa chọn phát triển theo chu trình OCOP, số hộ tham gia sản xuất bánh lá trên địa bàn xã khoảng 120 hộ, số lượng đơn hàng của khách hàng ngày càng nhiều. Hiện nay, sản phẩm của HTX, được người tiêu dùng đánh giá cao. Nhờ đó, doanh thu của HTX tăng lên, đời sống của người làm nghề được nâng cao, bình quân đạt 4 - 5 triệu đồng/người/tháng

Theo thống kê của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, đã có 21 HTX tham gia xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa, với 27 sản phẩm OCOP đạt chất lượng 3 - 4 sao. Trong đó, có nhiều HTX có từ 2 đến 4 sản phẩm, như: HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Bình Sơn (Triệu Sơn), có 4 sản phẩm đạt chất lượng 3 sao; HTX nông sản hữu cơ Trúc Phượng (Như Thanh), có 3 sản phẩm 3 sao; HTX nông nghiệp Tây Đô (Vĩnh Lộc), có 2 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao... Ông Bùi Công Anh, Phó chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, cho biết: Hiện nay, mặc dù các địa phương đã có những chính sách hỗ trợ nhưng số lượng HTX tham gia Chương trình OCOP chưa nhiều, hầu hết còn gặp khó khăn về kinh phí đầu tư sản xuất. Bên cạnh đó, quy mô sản xuất của HTX còn nhỏ nên sản phẩm chưa đáp ứng đủ yêu cầu của các đơn hàng lớn. Tuy nhiên, có thể khẳng định, những sản phẩm của 21 HTX được công nhận trong Chương trình OCOP đã góp phần thay đổi tư duy sản xuất của thành viên và hướng HTX đến quy mô sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị.

Thực tế cho thấy, HTX có nhiều ưu thế, như: Số lượng thành viên đông, tính cộng đồng tốt, nhất là sự hợp tác liên kết trong sản xuất, kinh doanh... phù hợp với mục đích hướng tới của Chương trình OCOP. Vì vậy, trong kế hoạch phát triển kinh tế tập thể tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025, toàn tỉnh phấn đấu có thêm khoảng 50 HTX nông nghiệp sở hữu sản phẩm OCOP. Việc tham gia Chương trình OCOP sẽ góp phần nâng cao giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế vùng nông thôn gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Bài và ảnh: Lê Hòa


Bài và ảnh: Lê Hòa

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]