(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, nghề nuôi cá biển ở các địa phương ven biển đã, đang từng bước phát triển, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển nghề nuôi cá biển

Hiện nay, nghề nuôi cá biển ở các địa phương ven biển đã, đang từng bước phát triển, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.

Phát triển nghề nuôi cá biển

Người dân xã Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) phát triển nghề nuôi cá biển.

Nghề nuôi cá biển ở tỉnh ta chủ yếu là nuôi cá lồng ở các phường Hải Hà, Hải Thanh, Hải Bình, Hải Châu, xã Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn), xã Quảng Nham (Quảng Xương) và một số ít hộ nuôi cá biển quy mô nhỏ ở ao đầm ven biển. Hầu hết các hộ nuôi đa loài (nuôi kết hợp các loài với nhau trong cùng lồng/bè). Hiện toàn tỉnh có khoảng 3.465 ô lồng nuôi cá biển với sản lượng hàng năm đạt từ 200 - 300 tấn/năm. Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản, hiện nay nuôi cá biển tại Thanh Hóa vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của các địa phương ven biển. Nhiều vùng diện tích nước mặn tiềm năng vẫn còn bỏ ngỏ. Việc xác định địa điểm nuôi, đối tượng nuôi, mùa vụ nuôi, hình thức nuôi, thị trường đầu ra của sản phẩm và phân vùng diện tích nuôi tập trung, vẫn còn gặp khó khăn đối với các địa phương và hộ nuôi. Nuôi cá lồng ở các địa phương chủ yếu là người dân tự phát, phát triển không theo quy hoạch và đó cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự phát triển không bền vững. Do con giống chủ yếu được mua từ Trung Quốc do đó mùa vụ nuôi luôn bị động, phụ thuộc vào nguồn giống. Trong nhiều năm gần đây môi trường vùng vịnh Nghi Sơn bị ô nhiễm bởi các chất thải sinh hoạt, chất thải vận tải biển, các hoạt động công nghiệp, thời tiết mưa nhiều và nóng kéo dài... dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt (chủ yếu là cá giò), gây thiệt hại rất lớn đến nghề nuôi cá biển của tỉnh. Dịch vụ sản xuất, cung cấp thức ăn cho nuôi cá biển chưa được chú ý phát triển. Hiện tại, thức ăn sử dụng trong nuôi cá biển chủ yếu từ nguồn cá tạp người dân tự khai thác được... Để từng bước nâng cao hiệu quả nuôi cá biển cho các hộ dân, năm 2018, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã thực hiện thành công đề tài nghiên cứu ứng dụng mô hình nuôi tôm hùm, cá giò, ốc hương kết hợp với hàu Thái Bình Dương trên vùng biển Hòn Mê. Hiện Công ty CP Thương mại vận tải và Chế biến hải sản Long Hải, phường Hải Bình (thị xã Nghi Sơn), đang phát triển nuôi cá giò lồng bè tại khu vực đảo Hòn Mê. Công ty đã đầu tư các lồng nuôi bằng nhựa HDPE đặc chủng theo công nghệ cao của Na Uy, có khả năng chống chịu với bão gió cấp 12, trên diện tích 5 ha nước mặt biển. Đây là cơ sở để các tổ chức, cá nhân, nhất là các hộ gia đình đang nuôi cá lồng tại khu vực nuôi xã Nghi Sơn và phường Hải Hà đầu tư đổi mới công nghệ nuôi lồng tại khu vực đảo Hòn Mê, giảm thiểu tác động xấu của môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng cá nuôi.

Thanh Hóa là tỉnh có tiềm năng phát triển nuôi cá biển tương đối lớn, với diện tích tiềm năng khoảng 4.000 ha mặt nước trải dài trên các huyện/thị xã/thành phố ven biển có thể nuôi cá biển bằng các hình thức khác nhau. Để phát triển nghề nuôi cá biển an toàn, hiệu quả, bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái; tạo ra sản phẩm có chất lượng cao, thương hiệu, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho cộng đồng cư dân ven biển. Phấn đấu đến năm 2025, nuôi cá biển lồng của tỉnh đạt sản lượng 2.500 tấn, trong đó, nuôi trong ao đạt 1.000 tấn; nuôi lồng trên biển đạt 1.500 tấn. Vì vậy, trước hết các ngành có liên quan của tỉnh, địa phương ven biển thực hiện tốt việc di ương, quản lý chất lượng con giống để giảm bớt dịch bệnh trong quá trình nuôi. Khuyến khích sử dụng thức ăn công nghiệp để chủ động trong quá trình nuôi, hạn chế ô nhiễm môi trường và góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tạo điều kiện thuận lợi để hộ nuôi tiếp cận được với nguồn vốn chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản và nuôi cá biển. Tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu về nuôi cá biển và đánh giá kết quả ứng dụng của kiến thức đã được tập huấn. Xây dựng mối hợp tác, liên kết đa dạng, bền vững trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, hình thành chuỗi giá trị. Thu hút doanh nghiệp phát triển nuôi cá biển có quy mô lớn, có năng lực về vốn, ứng dụng công nghệ cao tại các vùng nuôi cá biển tập trung trên địa bàn tỉnh.

Bài và ảnh: Hải Đăng


Bài và ảnh: Hải Đăng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]