(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, mô hình nuôi cá lúa kết hợp ngày càng chứng minh được hiệu quả kinh tế đối với điều kiện sản xuất của vùng đất trũng thấp. Do đó, nhiều địa phương trên địa bàn  tỉnh đã và đang nhân rộng, phát triển mô hình sản xuất này.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển mô hình cá lúa trên vùng đất trũng thấp

Những năm gần đây, mô hình nuôi cá lúa kết hợp ngày càng chứng minh được hiệu quả kinh tế đối với điều kiện sản xuất của vùng đất trũng thấp. Do đó, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã và đang nhân rộng, phát triển mô hình sản xuất này.

Phát triển mô hình cá lúa trên vùng đất trũng thấpDiện tích trồng lúa kết hợp với nuôi cá tại xã Hoằng Tân (Hoằng Hóa).

Xã Hoằng Tân (Hoằng Hóa) có 285 ha đất sản xuất nông nghiệp, song có tới hơn 100 ha nằm trong vùng trũng thấp, thường xuyên bị nhiễm mặn và ngập lụt, sản xuất 1 vụ lúa với năng suất thấp. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh tế cho diện tích nằm ở vùng trũng thấp, năm 2015, UBND xã Hoằng Tân đã phổ biến, vận động các hộ dân có diện tích canh tác thuộc vùng trũng thấp triển khai thực hiện mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá. Vụ đầu tiên chỉ có 12 hộ tham gia thực hiện, với diện tích 1,8 ha. Tổng kết, đánh giá hiệu quả kinh tế của vụ sản xuất đầu tiên cho thấy, mô hình trồng lúa kết hợp với nuôi cá chi phí đầu tư thấp, tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên, trong 1 năm có thể thực hiện trồng và nuôi gối vụ, cho thu hoạch nhiều lứa cá, nên trung bình 1 ha đạt lợi nhuận từ 70 đến 80 triệu đồng, tăng gấp 4 đến 5 lần so với trồng 1 vụ lúa. Thấy được hiệu quả kinh tế vượt trội của mô hình, nên các vụ sản xuất sau đó nhiều hộ dân đã hào hứng tham gia, có không ít hộ còn mạnh dạn thả nuôi thêm tôm, cua để tăng hiệu quả kinh tế. Hiện, diện tích trồng lúa kết hợp nuôi cá trên địa bàn xã đã phát triển lên tới gần 80 ha.

Huyện Nông Cống có khoảng 2.000 ha diện tích trồng lúa thuộc vùng sâu trũng, chỉ sản xuất được 1 vụ lúa chiêm xuân, với thời gian 4 tháng, còn lại 8 tháng bỏ ruộng không. Nhận thấy mô hình trồng lúa kết hợp nuôi cá phù hợp với điều kiện sản xuất cho vùng đất sâu trũng trên địa bàn, nên UBND huyện Nông Cống đã chỉ đạo UBND các xã có diện tích sản xuất nông nghiệp thuộc vùng sâu trũng, như: Thăng Long, Tế Lợi, Trung Chính, Minh Nghĩa... cải tạo mặt ruộng theo tỷ lệ sử dụng 20% diện tích đất mặt ruộng để đào ao, đắp bờ nhằm chuyển đổi diện tích đất sâu trũng trồng 1 vụ lúa, năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang thực hiện mô hình kết hợp trồng lúa và nuôi cá. Sau khi thu hoạch, ngoài thu nhập từ cây lúa, 1 ha sản xuất còn cho năng suất 2 tấn cá/năm; lợi nhuận từ 70 đến 80 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 3 đến 4 lần so với trước khi chưa thực hiện chuyển đổi.

Do chứng minh được hiệu quả kinh tế, nên các xã có diện tích trồng lúa nằm ở vùng sâu trũng đã khuyến khích bà con nông dân mạnh dạn đầu tư cải tạo mặt ruộng, đẩy mạnh phát triển mô hình. Hiện, diện tích trồng lúa kết hợp với nuôi cá trên địa bàn huyện đã phát triển lên hơn 400 ha.

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mô hình cá lúa ngày càng chứng minh được sự phù hợp và hiệu quả kinh tế đối với điều kiện sản xuất của vùng đất trũng thấp tại nhiều địa phương. Bởi, mô hình này không làm thay đổi lớn về kết cấu hiện trạng mặt ruộng, các hộ dân chỉ cần cải tạo khoảng 20% diện tích mặt ruộng, đắp bờ vùng, bờ thửa là có thể tiến hành sản xuất mà không cần tốn nhiều chi phí đầu tư, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhiều hộ dân. Hơn nữa, lại dễ thực hiện, độ rủi ro thấp, nên thu hút được nhiều hộ dân tại các địa phương tham gia. Tính từ năm 2017 đến hết tháng 8-2020, toàn tỉnh đã chuyển đổi được 3.820,5 ha đất trồng 1 vụ lúa nằm trong khu vực sâu trũng sang trồng lúa kết hợp với nuôi cá và một số loại thủy sản khác. Lợi nhuận bình quân thu của mô hình được sau chuyển đổi đạt từ 50 đến 70 triệu đồng/ha/năm.

Bài và ảnh: Hương Thơm



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]