(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) được các ngành, các địa phương quan tâm thực hiện. Nhằm hình thành các chuỗi cung ứng, toàn tỉnh đã chỉ đạo, phát triển 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả, thực phẩm tập trung, đủ điều kiện ATTP với diện tích hơn 440 ha, 28 cơ sở tham gia chuỗi cung ứng. Hàng năm, các chuỗi sản xuất này cung ứng ra thị trường khoảng 23.000 tấn gạo, 12.000 tấn rau quả, 5.200 tấn thịt, 360.000 quả trứng, 6.500 tấn thủy sản...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn

Những năm gần đây, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) được các ngành, các địa phương quan tâm thực hiện. Nhằm hình thành các chuỗi cung ứng, toàn tỉnh đã chỉ đạo, phát triển 97 vùng sản xuất chuyên canh rau, quả, thực phẩm tập trung, đủ điều kiện ATTP với diện tích hơn 440 ha, 28 cơ sở tham gia chuỗi cung ứng. Hàng năm, các chuỗi sản xuất này cung ứng ra thị trường khoảng 23.000 tấn gạo, 12.000 tấn rau quả, 5.200 tấn thịt, 360.000 quả trứng, 6.500 tấn thủy sản...

Phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn

Sản xuất an toàn, có chứng nhận xuất xứ, thực phẩm an toàn sẽ có chỗ đứng vững bền tại hệ thống các siêu thị. Trong ảnh: Khách mua hàng tại Siêu thị Co.opmat Thanh Hóa.

Để giúp các sản phẩm tìm được chỗ đứng thị trường, các sở, ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, làng nghề tham gia nhiều hội chợ thương mại được tổ chức trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại, gia trại với các đơn vị phân phối và tiêu thụ nhằm giải quyết đầu ra cho các sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn (TPAT) được sản xuất trên địa bàn. Cùng với hệ thống siêu thị, TPAT còn được cung ứng, phân phối qua việc phát triển mạnh hệ thống các chợ, cửa hàng TPAT trên địa bàn tỉnh.

Theo đánh giá của Sở Công Thương, phát triển hệ thống phân phối TPAT được các sở, ngành, các địa phương quan tâm thực hiện từ năm 2016, với việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18-8-2016 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh ATTP trên địa bàn tỉnh đến năm 2020”. Cùng với sự vào cuộc trong công tác chỉ đạo, việc ban hành thực hiện các chính sách hỗ trợ, hệ thống phân phối TPAT đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Theo thống kê của Sở Công Thương, chỉ tính riêng trong năm 2019, toàn tỉnh đã có 129 chợ hoàn thành công bố hợp chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017 (3 chợ do Sở Công Thương chỉ đạo và 126 chợ do UBND cấp huyện chỉ đạo). Đến nay, toàn tỉnh đã có 164 chợ kinh doanh thực phẩm theo TCVN 11856:2017. Một số địa phương thực hiện tốt công tác xây dựng chợ kinh doanh thực phẩm, như: Huyện Thọ Xuân thực hiện được 24/10 chợ theo kế hoạch, huyện Vĩnh Lộc 9/9 chợ, huyện Nông Cống 8/6 chợ, huyện Như Thanh 6/5 chợ, huyện Triệu Sơn 6/6 chợ, TP Thanh Hóa 17/21 chợ. Hiện nay, Thanh Hóa trở thành tỉnh đi đầu cả nước trong việc nhân rộng các mô hình thí điểm chợ bảo đảm vệ sinh ATTP của Bộ Công Thương.

Cùng với hệ thống chợ, cũng trong năm 2019, các địa phương đã hoàn thành phát triển 219 cửa hàng kinh doanh TPAT. Tính từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh đã phát triển được 407 cửa hàng. Một số huyện đã quan tâm, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác phát triển mô hình này, như: Tĩnh Gia 10/8 cửa hàng theo kế hoạch, Hoằng Hóa 13/10 cửa hàng, Triệu Sơn 10/5 cửa hàng, Nga Sơn 26/30 cửa hàng; Như Thanh 8/3 cửa hàng, Bá Thước 12/7 cửa hàng, Quan Hóa 7/3 cửa hàng...

Tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu, đến năm 2020, 50% thực phẩm được tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được cung cấp qua các chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng TPAT có xác nhận; 100% chợ, cửa hàng TPAT đáp ứng các quy định về ATTP. Cùng với các biện pháp đẩy mạnh xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, tỉnh ta cũng đưa ra một số định hướng nhằm tiếp tục phát triển các mô hình kinh doanh TPAT. Theo đó, các sở, ngành, các địa phương sẽ tiếp tục hướng dẫn, tạo điều kiện cho các sản phẩm, vùng chuyên canh đáp ứng các tiêu chuẩn về sản xuất, chứng nhận nguồn gốc để đưa các loại TPAT đủ điều kiện phân phối tại các hệ thống siêu thị; đẩy nhanh và xây dựng các mô hình chợ, cửa hàng TPAT, siêu thị mini tại các huyện, thị xã, thành phố. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao chất lượng quy hoạch, quản lý quy hoạch và xây dựng, triển khai một số cơ chế, chính sách hỗ trợ quản lý, phát triển sản xuất, kinh doanh TPAT. Trong đó, chú trọng các chính sách hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất tại chợ, hỗ trợ thiết bị kiểm tra nhanh cho các chợ, cửa hàng TPAT.

Bài và ảnh: Minh Hằng


Bài Và Ảnh: Minh Hằng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]