(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 19.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt, mặn và lợ. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng NTTS của các địa phương thiếu đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông nội đồng, đường điện, tiêu thoát nước... và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản

Hiện nay, toàn tỉnh có hơn 19.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước ngọt, mặn và lợ. Tuy nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng NTTS của các địa phương thiếu đồng bộ, nhất là hệ thống giao thông nội đồng, đường điện, tiêu thoát nước... và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất.

Phát triển hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản

Vùng nuôi tôm công nghiệp xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) được người dân đầu tư đồng bộ.

Để từng bước phát triển NTTS trên địa bàn tỉnh, các sở, ngành, các địa phương đã huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng các dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống đê bao và cống dưới đê phục vụ vùng NTTS xã Hoằng Phong (Hoằng Hóa) với diện tích 137 ha; dự án hạ tầng vùng NTTS Đông - Phong - Ngọc (Hà Trung); dự án nâng cấp hạ tầng nuôi tôm công nghiệp tập trung tỉnh Thanh Hóa, quy mô 140,66 ha nuôi tôm tập trung tại các xã Nga Tân (Nga Sơn) và Thanh Thủy (Tĩnh Gia); dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng NTTS tập trung các xã Minh Lộc, Hòa Lộc (Hậu Lộc), diện tích 80 ha NTTS, với các hạng mục xây dựng, như: Trạm bơm cấp nước biển, công trình điện phục vụ trạm bơm, đường, cống, kênh cấp nước chính, ao trữ nước và đê bao đầm nuôi... Mặc dù, đã nỗ lực trong việc đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng phục vụ NTTS, song vẫn còn nhiều khó khăn bất cập, đó là: Vốn đầu tư cho phát triển NTTS chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Một số dự án NTTS đã triển khai, nhưng thiếu vốn nên tiến độ thực hiện các dự án chậm. Cơ sở hạ tầng của các vùng nuôi đã được đầu tư từ nhiều năm trước, nay đã xuống cấp. Nhất là, hệ thống thủy lợi đầu tư trước đây chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, khi chuyển sang NTTS không còn phù hợp và các công trình phụ trợ của các dự án NTTS tập trung đã xuống cấp nên hiệu quả phục vụ sản xuất chưa cao.

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hiện nay toàn tỉnh đã chuyển đổi linh hoạt 22.041 ha đất trồng lúa kém hiệu quả, ruộng trũng chuyển sang NTTS kết hợp chăn nuôi, nhưng hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là giao thông, thủy lợi ở nhiều nơi rất khó khăn. Việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ cho vùng NTTS đòi hỏi nguồn vốn lớn, nên phần lớn các vùng nuôi này vẫn chưa được đầu tư, chủ yếu là người dân tự đầu tư ao nuôi. Một số vùng NTTS tập trung được đầu tư xây dựng các trục đường giao thông chính nhưng các đường nhánh và hạ tầng phụ trợ vùng nuôi không được đầu tư. Trong khi đó, các hộ dân không đủ khả năng kinh phí để hoàn thiện những hạng mục này. Ngoài ra, hệ thống quan trắc cảnh báo môi trường, hệ thống khảo nghiệm, kiểm định NTTS tập trung trên địa bàn tỉnh chưa được đầu tư xây dựng. Anh Nguyễn Văn Hạnh, thôn 3, xã Hoằng Ngọc (Hoằng Hóa), cho biết: Với chính sách chuyển đổi ruộng trũng cấy lúa hiệu quả kinh tế thấp sang NTTS, làm thay đổi phương thức nuôi cá của nông dân từ nuôi quảng canh, bán thâm canh sang nuôi thâm canh hàng hóa. Các hộ NTTS đã mạnh dạn đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, quy hoạch bờ vùng, bờ thửa kiên cố; các kênh, cống cấp thoát nước được nạo vét, khơi thông, bảo đảm cho việc sản xuất. Mặc dù các vùng đã có đường giao thông ô tô vào để vận chuyển thức ăn chăn nuôi và sản phẩm sau thu hoạch, nhưng chưa được kiên cố. Hệ thống điện lưới để phục vụ sản xuất chưa bảo đảm, vì vậy ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất với hệ thống các loại máy quạt nước tạo sóng, máy sục khí, máy bơm... còn hạn chế.

Để NTTS phát triển bền vững, hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tiếp tục phối hợp cùng các địa phương trong tỉnh rà soát, đánh giá về điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS tại các vùng tập trung. Đồng thời, tiếp tục kêu gọi, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư vào phát triển hạ tầng phục vụ NTTS, như: Cơ sở sản xuất giống thủy sản; xây dựng hệ thống thủy lợi tại các vùng NTTS, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng... Khuyến khích các hộ nuôi liên kết chặt chẽ với nhau, hình thành các HTX hỗ trợ nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, giảm khâu trung gian, ổn định đầu ra.

Bài và ảnh: Hải Đăng



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]