(Baothanhhoa.vn) - Với mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành điểm giao thương năng động, tỉnh ta đã tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch lĩnh vực thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phát triển hệ thống phân phối kinh doanh trên địa bàn. Thực tế cho thấy, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh không chỉ phát triển nhanh về số lượng, quy mô mà còn đa dạng về loại hình theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại: Đa dạng hóa hoạt động thương mại

Với mục tiêu xây dựng Thanh Hóa trở thành điểm giao thương năng động, tỉnh ta đã tập trung rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch lĩnh vực thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân phát triển hệ thống phân phối kinh doanh trên địa bàn. Thực tế cho thấy, hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh không chỉ phát triển nhanh về số lượng, quy mô mà còn đa dạng về loại hình theo hướng văn minh, hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.

Phát triển hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại: Đa dạng hóa hoạt động thương mại

Siêu thị Điện máy HC với tiêu chí “Chất lượng, giá trị đích thực” đã từng bước khẳng định thương hiệu bán lẻ hàng đầu tại thị trường phía Bắc. Ảnh: kim ngọc

Theo thống kê của Sở Công Thương, số lượng siêu thị tăng dần qua các năm, từ 16 siêu thị năm 2016, đến nay trên địa bàn tỉnh có 24 siêu thị và hàng trăm cửa hàng thương mại thuộc chuỗi cửa hàng VinMart, MediaMart, Thế giới di động... Ngoài ra, còn có 2 trung tâm thương mại và hơn 60.000 cơ sở bán lẻ. Sự gia tăng nhanh về số lượng, quy mô hoạt động của các cửa hàng tiện ích, hệ thống cửa hàng tự chọn, siêu thị,... đã góp phần thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người dân. Ngoài ra, mạng lưới chợ được phân bố ở hầu khắp các xã và hiện toàn tỉnh có 381 chợ nằm trong quy hoạch; trong đó, có 118 chợ được chuyển đổi, chấp thuận chủ trương đầu tư để doanh nghiệp, HTX xây dựng, quản lý, kinh doanh, khai thác chợ. Theo đó, sau khi chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác, các doanh nghiệp, HTX đã tích cực huy động nguồn vốn, thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng chợ theo hướng hiện đại, văn minh, góp phần nâng cao chất lượng các hoạt động giao thương trên địa bàn.

Tại khu vực miền núi, với nhiệm vụ cung ứng hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu dùng của Nhân dân, Công ty CP Tập đoàn miền núi đã triển khai đầu tư xây dựng và không ngừng nâng cấp cơ sở vật chất tại hệ thống 11 siêu thị, 2 cửa hàng tự chọn, với hơn 10.000 mặt hàng. Sau một thời gian tiếp cận thị trường, hiện người dân khu vực miền núi đã dần hình thành thói quen mua sắm tiện ích tại các siêu thị, cửa hàng. Do đó, doanh thu của công ty tăng trưởng ổn định từ 15 - 20%/năm. Ngoài ra, hiện nay, khu vực miền núi có hàng nghìn cửa hàng tự chọn, bán lẻ. Thực tế cho thấy, khi mức sống của người dân ngày càng tăng cao thì tâm lý và thói quen mua sắm cũng có nhiều thay đổi. Đến với các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện ích, như: Vincom, BigC, Co.opmart,... người dân không chỉ dừng lại ở việc mua sắm mà còn được giải trí, vui chơi, thụ hưởng các chính sách ưu đãi... Cùng với việc chọn lọc hàng hóa có chất lượng tốt, có nguồn gốc xuất xứ và được kiểm định nghiêm ngặt thì việc tạo ra các hình thức mua sắm mới lạ, thu hút khách hàng cũng được các siêu thị chú ý nhiều hơn, nhằm giữ chân các “thượng đế”. Trong thời gian bị ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, nhiều siêu thị đã áp dụng chương trình mua hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà nhưng vẫn bảo đảm chất lượng hàng hóa và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch. Tại cửa hàng VinMart, đường Lê Hữu Lập, phường Lam Sơn (TP Thanh Hóa), chị Đàm Thúy An, khách mua hàng tại đây, cho biết: Trước đây, tôi có thói quen mua bán tại chợ tạm gần nơi sinh sống, tuy nhiên, thực phẩm không bảo đảm chất lượng. Sau khi trên địa bàn phát triển hệ thống các cửa hàng an toàn, các siêu thị lớn thì tôi đã thay đổi thói quen mua sắm để tìm mua những loại thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, tem nhãn mác kiểm định chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, các cửa hàng có nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá, các hình thức trả tiền qua thẻ ngân hàng... Nhất là thời gian bị ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, tôi có thể ở nhà mà vẫn có thể mua sắm các loại thực phẩm thiết yếu thông qua hình thức mua hàng online.

Phát triển hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại: Đa dạng hóa hoạt động thương mại

Siêu thị The City, thị trấn Quán Lào (Yên Định) được đầu tư hạ tầng khang trang, đa dạng dịch vụ phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân.

Là một trong những siêu thị có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh, với phương châm “Chất lượng, giá trị đích thực” chuỗi Siêu thị Điện máy HC đã từng bước khẳng định thương hiệu bán lẻ hàng đầu tại thị trường phía Bắc. Ông Đinh Hữu Thuận, Giám đốc Siêu thị Điện máy HC Thanh Hóa, cho biết: Cơ sở hạ tầng của siêu thị được đầu tư xây dựng theo hướng hiện đại, thuận lợi cho khách hàng; đồng thời, thu hút khách hàng bởi chất lượng hàng hóa tốt, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ các nhà sản xuất lớn trên thế giới, như: Samsung, Toshiba, Panasonic... Đi đôi với đó, siêu thị cũng ưu tiên phân phối các sản phẩm độc quyền; mỗi tháng, quý, siêu thị tăng cường quảng cáo, thực hiện các chính sách bán hàng, bảo hành và thanh toán hấp hẫn. Cũng theo ông Thuận, xây dựng hệ thống bán lẻ hiệu quả chính là yếu tố then chốt quyết định mục tiêu chinh phục được thị trường nhiều cạnh tranh như hiện nay. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường, các doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng của sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã để người tiêu dùng có thêm lựa chọn. Đi đôi với đó, nhiều siêu thị, cửa hàng trên địa bàn tỉnh đã và đang đầu tư để phát triển thương mại điện tử giúp người dân tiếp cận được với các dịch vụ, hoạt động thanh toán điện tử, tiện ích, không dùng tiền mặt, hướng đến thương mại hiện đại.

Đại diện lãnh đạo Sở Công Thương, cho biết: Thương mại nội địa có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, kết nối sản xuất và tiêu dùng, có tác động tích cực tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Với sự phát triển nhanh chóng của các siêu thị, cửa hàng tiện ích, cơ sở bán lẻ với nhiều mặt hàng phong phú, chất lượng, giá cả phù hợp phân bổ rộng rãi trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng tốt lưu thông hàng hóa, góp phần phục vụ sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân. Bên cạnh các phương thức kinh doanh truyền thống, đã bước đầu xuất hiện hình thức nhượng quyền thương mại, kinh doanh qua mạng, áp dụng thương mại điện tử.

Bà Lê Thị Lộc, khách hàng tại Siêu thị Co.opmart, cho biết: Mua sắm tại các siêu thị có nhiều thuận lợi như hàng hóa đa dạng, chất lượng, nguồn gốc bảo đảm; nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng. Tuy nhiên, do cơ sở hạ tầng đã được đầu tư từ lâu nên còn nhiều bất cập. Nhất là, tình trạng thiếu chỗ đỗ xe ô tô đã khiến nhiều người dân bức xúc khi mỗi lần đến siêu thị phải vất vả tìm kiếm nơi đỗ xe, nhất là giờ cao điểm dẫn đến tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, gây nên tình trạng ách tắc giao thông. Trong khi đó, các phương tiện giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân... Theo đánh giá của Sở Công Thương, tuy phát triển nhanh cả về quy mô và số lượng nhưng so với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước thì chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vẫn còn thấp, chưa thực sự thu hút, hấp dẫn các nhà đầu tư nói chung; trong đó, có các nhà đầu tư đối tác trong lĩnh vực thương mại. Bên cạnh đó, ngành thương mại chưa khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, nhất là đối với các sản phẩm của ngành nông nghiệp; vai trò gắn kết giữa sản xuất với tiêu dùng của thương mại còn hạn chế; chưa hình thành và phát triển được các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh. Tại khu vực nông thôn, hạ tầng thương mại phục vụ hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa chủ yếu vẫn là mạng lưới chợ, các loại hình thương mại tuy đã phát triển nhưng còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Chương trình xúc tiến thương mại còn những hạn chế nhất định về nội dung, quy mô,... nên chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tham gia... Hệ thống doanh nghiệp của tỉnh chủ yếu là có quy mô nhỏ và vừa, nguồn lực còn hạn chế, trình độ quản lý và năng lực sản xuất chưa cao, chưa có nhiều sản phẩm mới chất lượng cao, sức cạnh tranh của sản phẩm còn yếu, công tác xây dựng, nhận diện nhãn hiệu, phát triển thương hiệu của sản phẩm và doanh nghiệp còn ít... nên hiệu quả hoạt động thương mại còn hạn chế.

Để xây dựng Thanh Hóa trở thành điểm giao thương năng động, thời gian tới, các sở, ban, ngành và các địa phương cần tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại. Tăng cường quản lý Nhà nước về xây dựng dự án đầu tư hạ tầng dịch vụ thương mại phù hợp với điều kiện và định hướng cho từng vùng, từng địa phương. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển thương mại; trong đó, quan tâm phát triển hạ tầng thương mại tại các vùng nông thôn, miền núi để phát triển kinh tế và nâng cao đời sống Nhân dân. Bên cạnh đó, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Quan tâm phát triển thương mại điện tử, dịch vụ logistics; phát triển hài hòa, đồng bộ giữa hạ tầng thương mại hiện đại và truyền thống, giữa thị trường đô thị và nông thôn... tạo đà cho ngành thương mại tăng tốc, phát triển.

Bài 2: Tăng tốc để phát triển.

Nhóm PV Phòng Kinh tế


Nhóm PV Phòng Kinh tế

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]