(Baothanhhoa.vn) - Thanh Hóa là tỉnh có điều kiện tự nhiên và nguồn thức ăn xanh phong phú từ cỏ tự nhiên, các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cây ngô, dây khoai lang, thân cây lạc, đậu, nhất là nguồn thức ăn từ ngọn mía, lá mía, nên thích hợp cho phát triển chăn nuôi bò. Vì vậy, bò được tỉnh ta xác định là đối tượng con nuôi chính có chi phí đầu tư ít, rủi ro thấp, mà hiệu quả kinh tế đạt cao.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Phát triển giống bò thịt chất lượng cao

Thanh Hóa là tỉnh có điều kiện tự nhiên và nguồn thức ăn xanh phong phú từ cỏ tự nhiên, các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, cây ngô, dây khoai lang, thân cây lạc, đậu, nhất là nguồn thức ăn từ ngọn mía, lá mía, nên thích hợp cho phát triển chăn nuôi bò. Vì vậy, bò được tỉnh ta xác định là đối tượng con nuôi chính có chi phí đầu tư ít, rủi ro thấp, mà hiệu quả kinh tế đạt cao.

Phát triển giống bò thịt chất lượng cao

Bò lai Sind được nuôi tại xã Thiệu Vũ (Thiệu Hóa).

Để phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng tăng của người dân trong tỉnh và cung cấp cho thị trường nội địa, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã và đang thực hiện giải pháp về tăng cả số lượng đàn bò và tăng năng suất thịt trên 1 con bò. Để tăng năng suất thịt bò trên địa bàn tỉnh, tỉnh ta đã và đang tập trung thực hiện công tác lai tạo, phát triển các giống bò thịt chất lượng cao. Theo đó, các địa phương đã tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện lai giữa bò chuyên dụng thịt với giống bò vàng Thanh Hóa để đàn bò được “Sind hóa” hoặc Zebu hóa. Nghĩa là dùng bò đực Red Sindhi, hoặc các giống bò đực thuộc nhóm bò Zebu lai giống với giống bò vàng trong tỉnh, với mục đích nâng cao tầm vóc của con lai F1, cải tiến năng suất, chất lượng thịt. Từ những bò lai F1 này sẽ làm bò cái nền để phối giống với tinh bò thịt cao sản đối với các giống, như: Droughtmaster; Red Angus; Blanc-Blue-Belgium. Hoặc sử dụng tinh đông lạnh của các giống bò thịt có năng suất cao vào địa bàn tỉnh Thanh Hóa phối giống với bò cái lai Zebu để tiếp tục tạo bò lai hướng thịt, nhằm nâng cao năng suất, cải thiện chất lượng thịt và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người chăn nuôi bò thịt chất lượng cao.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện việc phát triển giống bò thịt chất lượng cao, mỗi năm trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 45.000 liều tinh bò Brahman để lai tạo, nâng tỷ lệ đàn bò lai Zebu trên địa bàn tỉnh đạt 60,5%. Đây là tiền đề để phát triển số lượng đàn bò thịt chất lượng cao của toàn tỉnh hiện nay lên 17.150 con. Cũng theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các giống bò chuyên dụng thịt đã được nhập vào nước ta nhằm lai tạo, cải tạo giống bò địa phương. Con lai đã thể hiện ưu thế lai rõ nét và phát huy được vốn gen quý theo hướng tăng cao năng suất, chất lượng thịt trong các vùng sinh thái khác nhau. Năng suất và chất lượng thịt của con lai tăng hơn 30 đến 35% so với các giống bò địa phương.

Ông Lê Trần Thái, Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật chăn nuôi Thanh Hóa, cho biết: Lai giống là phương pháp nhân giống được ứng dụng rộng rãi trong nhân giống bò thịt nhằm tăng mức độ dị hợp và làm giảm mức độ đồng hợp. Phương pháp này sẽ tạo ra con lai có sức sống tốt hơn, khả năng thích ứng và chống đỡ bệnh tật cao hơn; đồng thời, làm tăng khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho năng suất cao, chất lượng tốt. Kết quả phát triển giống bò thịt chất lượng cao tại các địa phương cho thấy, công tác lai tạo một số giống bò ôn đới năng suất, chất lượng cao với các giống bò lai hiện có tại các địa phương có ý nghĩa quan trọng, hướng đến phát triển một nền sản xuất hàng hóa bền vững, là giải pháp hiệu quả để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm từ đó nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi bò thịt. Vì vậy, để tiếp tục phát triển giống bò thịt chất lượng trên địa bàn tỉnh, trung tâm sẽ tích cực phối hợp và khuyến cáo các địa phương sử dụng giống, tinh bò thịt Redsindy phối giống với bò địa phương để tạo ra bò lai F1 Redsindy có tỷ lệ máu lai đạt 50% và tiếp tục thực hiện lai để tạo ra bò lai F2 Redsindy có tỷ lệ máu lai đạt 75%. Sử dụng bò đực Brahman thuần phối giống với bò cái lai Sind để tạo ra bò lai Zebu có tỷ lệ máu lai đạt 75%. Sử dụng tinh bò đực giống Droughtmaster, Red Angus, BBB để phối với bò cái lai Zebu 75% trở lên để tạo ra các giống bò thịt chất lượng cao.

Bài và ảnh: Tiến Xuân


Bài Và Ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]