(Baothanhhoa.vn) - Những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có những chuyển động tích cực nhờ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 (là ứng dụng các thành tựu của công nghiệp 4.0 như internet, công nghệ sinh học, công nghệ nano... ) vào sản xuất, mang lại năng suất, sản lượng cao, cung ứng cho thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng. Những mô hình sản xuất này đã giúp nhiều hộ dân trong tỉnh nâng cao thu nhập và làm giàu.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nông dân làm giàu nhờ công nghệ 4.0

Những năm qua, ngành nông nghiệp của tỉnh đã có những chuyển động tích cực nhờ ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 (là ứng dụng các thành tựu của công nghiệp 4.0 như internet, công nghệ sinh học, công nghệ nano... ) vào sản xuất, mang lại năng suất, sản lượng cao, cung ứng cho thị trường những sản phẩm an toàn, chất lượng. Những mô hình sản xuất này đã giúp nhiều hộ dân trong tỉnh nâng cao thu nhập và làm giàu.

Nông dân làm giàu nhờ công nghệ 4.0

Mô hình trồng dưa trong nhà lưới của gia đình anh Lê Xuân Sơn, ở xã Ngọc Phụng (Thường Xuân) hàng năm cho thu nhập cao.

Đến thăm mô hình trồng dưa trong nhà lưới của gia đình anh Lê Xuân Sơn, ở xã Ngọc Phụng (Thường Xuân), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng trước những công nghệ, thiết bị nông nghiệp đang áp dụng tại đây. Ðưa chúng tôi thăm mô hình rộng 1.000m2, anh Sơn giới thiệu: Năm 2017, được sự hỗ trợ từ chính sách của tỉnh, cộng thêm nguồn vốn của gia đình, anh đã đầu tư xây dựng hệ thống nhà lưới hiện đại, áp dụng công nghệ cao với hệ thống tưới tự động bằng điều khiển từ xa, mô hình trồng dưa của gia đình anh đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Theo anh Sơn, nếu ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, thu nhập cao gấp đôi so với sản xuất truyền thống. Được hỗ trợ của UBND huyện Thường Xuân và xã Ngọc Phụng, anh đã mạnh dạn đầu tư 1.000m2 nhà lưới sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Qua năm đầu tiên, với việc luân canh 2 vụ dưa, 3 vụ cà chua và dưa chuột, lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng. Ngoài việc ít bị ảnh hưởng những bất lợi của thời tiết, ứng dụng công nghệ cao còn giúp gia đình anh giảm chi phí lao động, các sản phẩm trái vụ an toàn được người tiêu dùng chấp nhận.

Được “mục sở thị” trang trại tổng hợp của gia đình anh Lê Đình Trúc, ở xã Yên Thọ (Như Thanh) chúng tôi không khỏi “choáng ngợp” bởi quy mô, diện tích, sự chuyên nghiệp từ khâu quy hoạch đến tổ chức sản xuất. Bằng giọng từ tốn, anh Trúc kể: Cuối năm 2015, tôi rời TP Hồ Chí Minh về quê để tìm hướng lập nghiệp mới. Ý tưởng về mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao kết hợp làm dịch vụ nông nghiệp cũng bắt đầu hình thành. Được sự khích lệ của người thân trong gia đình, tôi bắt tay vào xây dựng đề án thành lập HTX nông sản hữu cơ. Sau khi được chính quyền địa phương chấp thuận cho thành lập HTX nông sản hữu cơ Trúc Phương, tôi đã phải vất vả huy động vốn để đầu tư sản xuất, xây dựng nhà xưởng. Mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đầu tiên là trồng nấm với quy mô nhà xưởng khoảng 100m2. Đồng thời tôi đầu tư 1,5 tỷ đồng để mua sắm máy cày, máy cấy, máy gặt làm thêm nông nghiệp, mỗi năm cho doanh thu hơn 200 triệu đồng.

Từ những thành công ban đầu, năm 2016, anh Trúc đã có thêm nguồn vốn để mở rộng nhà xưởng sản xuất nấm lên quy mô 3.000m2 và đầu tư dây chuyền đóng bịch nấm tự động. Đặc biệt, trong quy trình trồng nấm, anh đã tận dụng nguồn phế phẩm để sản xuất mạ khay. Mỗi năm HTX nông sản hữu cơ Trúc Phương sản xuất khoảng 2 tấn nấm, doanh thu từ 500 đến 600 triệu đồng. Đồng thời, cung cấp khoảng 30.000 khay mạ cho người dân trên địa bàn xã, doanh thu gần 300 triệu đồng. Chưa dừng lại ở đó, năm 2017, anh Trúc xây dựng mô hình trồng măng tây, với diện tích 4 sào, đang cho thu hoạch. Được biết, trong những năm tới, HTX nông sản hữu cơ Trúc Phương còn có kế hoạch đưa một số giống cây ăn quả, rau màu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Đồng thời, liên kết với người nông dân địa phương đưa vào gieo cấy thí nghiệm từ 20 đến 30 ha lúa hữu cơ.

Trên đây chỉ là số ít những “ông chủ” có đam mê làm giàu từ sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0. Dẫu biết rằng còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng những người như anh Sơn, anh Trúc, vẫn quyết tâm theo đuổi ước mơ của mình. Nhiệt huyết của các anh cũng như hàng vạn người con xứ Thanh đang nỗ lực, cố gắng làm giàu cho gia đình và quê hương. Bà Hà Thị Lan Hương, Phó chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, cho biết: Hiện nay, hầu hết các mô hình thí điểm và những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 được nhân rộng đều đang phát huy hiệu quả cả về kinh tế và việc ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào trong quá trình sản xuất như: Mô hình trồng hoa lan trong nhà kính, trồng đậu tương giống, trồng dưa Kim Hoàng hậu trong nhà lưới... Điều đáng nói là có tới 80% các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 hiện có trên địa bàn tỉnh đã có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 20% mô hình còn lại cũng có thị trường ổn định và được người tiêu dùng tin tưởng về chất lượng. Các mô hình này đã tạo ra nông sản có năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, góp phần thay đổi tư duy sản xuất của người dân.

Bài và ảnh: Quốc Hương


Bài Và Ảnh: Quốc Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]