(Baothanhhoa.vn) - Từ ngày 23-2-2019, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ổ bệnh dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại xã Định Long (Yên Định). Do con đường lây lan phức tạp, nên tính đến ngày 3-5, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 144 hộ thuộc 47 thôn, 22 xã của các huyện: Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Thường Xuân, Lang Chánh, Hoằng Hóa, Hậu Lộc và TP Thanh Hóa; buộc phải tiêu hủy 3.986 con lợn, tổng trọng lượng 248.348,5 kg.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Những vấn đề đặt ra khi thực hiện tái đàn sau dịch tả Châu Phi

Từ ngày 23-2-2019, trên địa bàn tỉnh xuất hiện ổ bệnh dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại xã Định Long (Yên Định). Do con đường lây lan phức tạp, nên tính đến ngày 3-5, bệnh dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 144 hộ thuộc 47 thôn, 22 xã của các huyện: Yên Định, Thiệu Hóa, Đông Sơn, Thường Xuân, Lang Chánh, Hoằng Hóa, Hậu Lộc và TP Thanh Hóa; buộc phải tiêu hủy 3.986 con lợn, tổng trọng lượng 248.348,5 kg.

Những vấn đề đặt ra khi thực hiện tái đàn sau dịch tả Châu Phi

Người dân cần quan tâm đến một số lưu ý của ngành nông nghiệp khi thực hiện tái đàn sau dịch tả lợn Châu phi. Trong ảnh: Một gia trại chăn nuôi tại xã Vĩnh Phúc (Vĩnh Lộc).

Đối với những vùng bị dịch, công tác ngăn chặn, phòng chống dịch bệnh lây lan đã được tập trung thực hiện cao độ, quyết liệt. Theo đó, các biện pháp tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng, kiểm soát giết mổ, vận chuyển đã được siết chặt. Nhờ đó, nhiều địa phương nằm trong vùng dịch không có thêm điểm dịch phát sinh. Một số địa phương đã công bố hết dịch. Tính đến ngày 3-5, toàn tỉnh đã có 13 xã của 4 huyện công bố hết dịch, gồm: Thiệu Long, Thiệu Tiến, Thiệu Trung, Thiệu Phúc, Thiệu Vũ, Thiệu Quang (Thiệu Hóa); Định Thành, Định Liên, thị trấn Quán Lào (Yên Định); Đông Lĩnh (TP Thanh Hóa) và Đông Ninh, Đông Anh, Đông Hòa (Đông Sơn).

Theo khảo sát của chúng tôi vào những ngày đầu tháng 5, những xã sau khi công bố hết dịch, mọi hoạt động buôn bán, giết mổ lợn hơi, tiêu dùng, sử dụng thịt lợn của người dân gần như đã trở lại bình thường, nhiều hộ dân đã và đang có kế hoạch tái đàn sau khi xuất bán lợn. Đáng chú ý, việc tái đàn được các hộ chăn nuôi thực hiện khá cẩn trọng.

Ghi nhận tại xã Thiệu Long (Thiệu Hóa), địa phương đã công bố hết dịch được gần 1 tháng. Tuy nhiên, sau đợt dịch vừa qua, các hộ chăn nuôi trong xã đã chuẩn bị khá chu đáo về mọi mặt khi chuẩn bị nuôi lứa lợn mới. Chị Lê Thị Nụ, xã Thiệu Long, cho biết: Mặc dù không phải là hộ bị dịch, song các bước đưa vào nuôi lứa lợn mới trong thời điểm này được gia đình chị thực hiện cẩn trọng, bài bản. Con giống được chị nhập ở cơ sở sản xuất giống uy tín, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có chứng nhận của cơ quan thú y về việc con giống đã được tiêm đầy đủ các loại vắc-xin. Chuồng trại cũng được gia đình vệ sinh, tiêu độc, khử trùng trước khi đưa vào thả nuôi lứa mới.

Nhận thấy con giống sau khi tách mẹ sức đề kháng kém, là đối tượng dễ bị nhiễm các loại dịch bệnh, trong đó có bệnh dịch tả lợn Châu Phi, nên ngoài việc lấy con giống ở những nơi uy tín, có đầy đủ hồ sơ về nguồn gốc, tiêm phòng, quá trình vận chuyển con giống từ cơ sở sản xuất đến trang trại cũng được thực hiện khá cẩn trọng, phương tiện được khử trùng để tránh nguy cơ mầm bệnh. Chuồng nuôi luôn được thực hiện nghiêm nguyên tắc cách ly, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài.

Sau dịch, các trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi thực hiện tái đàn, phát triển chăn nuôi là cần thiết. Tuy nhiên, những biện pháp về kiểm soát con giống, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng như trên vẫn chưa đủ. Do bệnh dịch tả lợn Châu Phi chưa có vắc-xin phòng ngừa và thuốc điều trị, mầm bệnh do vi-rút dễ phát tán và lây lan, hơn nữa vi-rút này có thể tồn tại nhiều năm, nên ngành nông nghiệp khuyến cáo các hộ chăn nuôi lợn trong vùng đã công bố hết dịch nên tạm chuyển từ chăn nuôi lợn sang con nuôi khác một thời gian để cắt đứt môi trường lây truyền của bệnh dịch tả lợn Châu Phi sang lứa lợn mới, bảo đảm sản xuất an toàn bền vững. Khuyến cáo các hộ chăn nuôi nên đợi đến khi công bố hết bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên toàn tỉnh mới thực hiện tái đàn.

Theo Chi cục Thú y tỉnh, quá trình tái đàn nuôi mới sau bệnh dịch tả lợn Châu Phi các chủ trang trại, gia trại, hộ chăn nuôi cần lưu ý: Cơ sở chăn nuôi phải bảo đảm việc áp dụng theo quy trình an toàn sinh học thì mới tái đàn, không thực hiện tái đàn ồ ạt khi chưa bảo đảm các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học. Việc tái đàn không nên chủ quan mà nên nuôi thăm dò với số lượng nhỏ trước, sau đó nếu thấy ổn định thì mới tăng tiếp quy mô lớn hơn.

Bài và ảnh: Tiến Xuân



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]