(Baothanhhoa.vn) - Với ý chí không cam chịu đói nghèo, quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã giúp anh Phạm Văn Thanh, sinh năm 1986, là người có uy tín thôn Bẹt, xã Cẩm Thạch (Cẩm Thủy) trở thành gương sáng trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Người có uy tín làm kinh tế giỏi

Người có uy tín làm kinh tế giỏi

Với ý chí không cam chịu đói nghèo, quyết tâm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất đã giúp anh Phạm Văn Thanh, sinh năm 1986, là người có uy tín thôn Bẹt, xã Cẩm Thạch (Cẩm Thủy) trở thành gương sáng trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Nhận thấy mô hình trồng măng tây mang lại hiệu quả kinh tế cao, anh Phạm Văn Thanh đã mạnh dạn chuyển đổi 1 ha đất rừng để đầu tư. Bắt tay thực hiện từ năm 2017, tổng vốn đầu tư cho 1 ha khoảng trên 300 triệu đồng, đến nay diện tích măng tây của Thanh đã cho thu hoạch 2 vụ và đã gần thu hồi vốn. Anh Thanh cho biết: Hạt giống măng tây sau khi ươm trong bầu khoảng hơn 2 tháng là có thể trồng xuống đất, sau 5 đến 6 tháng bắt đầu thu hoạch đợt đầu. Măng tây là loại cây có giá trị kinh tế cao, nhưng nếu làm không đúng kỹ thuật thì cây sẽ khó phát triển. Nhất là thời tiết mưa nhiều, ẩm ướt khiến cây dễ bị sâu bệnh, chậm phát triển. Đặc biệt, mầm măng tây rất yếu, vào mùa mưa hay bị thối, nhũn mầm... Tuy nhiên, nếu nắm chắc kỹ thuật, hiểu đặc tính của cây, như: bón phân đúng thời gian, liều lượng, măng tây sẽ phát triển tốt... Nhận thấy đây là mô hình rất có triển vọng, dự định trong thời gian tới Phạm Văn Thanh sẽ chuyển đổi thêm 1 ha mía sang trồng măng tây.

Cùng với phát triển mô hình trồng măng tây, Phạm Văn Thanh cũng đang tập trung phát triển kinh tế từ trồng keo. Cách đây gần chục năm, được chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động về lợi ích phát triển kinh tế từ rừng, gia đình anh đã cải tạo diện tích đất hoang hóa, đầu tư mua cây giống để trồng. Sau nhiều năm vất vả cải tạo, đến nay đã có 7,2 ha keo đến kỳ khai thác, theo tính toán, trừ chi phí mỗi ha keo cho thu nhập khoảng 70 triệu đồng.

Không những phát triển kinh tế rừng, Phạm Văn Thanh còn mạnh dạn đầu tư chăn nuôi gà, trồng mía nguyên liệu, mua xe ô tô con chạy dịch vụ... tổng thu nhập mỗi năm trừ chi phí mang lại trên 200 triệu đồng.

Từ thành công trong phát triển kinh tế, bằng uy tín của mình, năm 2019, Phạm Văn Thanh đã được Nhân dân trong thôn tôn vinh là người có uy tín, trở thành hạt nhân tích cực trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc, là gương điển hình trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Gia Bảo


Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]