(Baothanhhoa.vn) - Trong những ngày đầu tháng chạp, chúng tôi tìm về làng sản xuất mật mía  Thạch Sơn (Thạch Thành). Đến đầu xã đã cảm nhận được mùi mật mía quyện ngọt, ấm nồng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ngọt ngào mật mía Thạch Sơn

Trong những ngày đầu tháng chạp, chúng tôi tìm về làng sản xuất mật mía Thạch Sơn (Thạch Thành). Đến đầu xã đã cảm nhận được mùi mật mía quyện ngọt, ấm nồng.

Ngọt ngào mật mía Thạch Sơn

Nông dân xã Thạch Sơn (Thạch Thành) thu hoạch mía nguyên liệu làm mật.

Ngày tết với người dân tỉnh Thanh Hóa, mật mía là thứ nguyên liệu không thể thiếu, dùng để chấm bánh chưng, làm bánh gai, nấu bánh trôi... Xã Thạch Sơn là “thủ phủ” mật mía của huyện Thạch Thành. Nhiều năm qua, sản phẩm mật mía Thạch Sơn đã chiếm lĩnh được thị hiếu của người tiêu dùng gần xa bởi những nét đặc trưng như màu sắc đẹp, vị ngọt đậm và hương thơm sâu. Trải qua thời gian, nghề làm mật mía ở xã Thạch Sơn vẫn được duy trì và phát triển không ngừng.

Mùa nấu mật mía thường bắt đầu từ tháng 10 âm lịch kéo dài cho đến hết tháng chạp. Thời điểm này đang vào chính vụ nên hầu hết các gia đình đều rất bận rộn, ai nấy đều tất bật chuẩn bị nguồn nguyên vật liệu, bếp núc để tiến hành nấu mật mía. Gia đình chị Tào Thị Nguyệt, ở thôn Liên Sơn có thâm niên nấu mật mía hơn chục năm nay. Chị cho biết: Từ 100kg mía tươi, sau quá trình ép lấy nước, nấu nước thành mật sẽ cho ra khoảng 10kg mật mía. Muốn để mật ngọt và đạt được sản lượng thì mía phải bắt được gió heo may. Khi nấu phải để lửa cháy đều, nhỏ quá thì quá trình nấu mật sẽ lâu, còn lửa quá to mật sẽ bị cháy. Bọt mía nổi lên phải được vớt liên tục để tránh mật bị đen. Khi mật đã kết, đặc thì đảo mật sao cho đều tay cho đến khi chuyển sang màu cánh gián... Việc nấu mật không có công thức chung mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nấu. Một vụ mật mía, gia đình chị Nguyệt có thể sản xuất được 30 tấn, cho lãi hơn 100 triệu đồng. Nghề nấu mật không chỉ tạo thu nhập cho gia đình chị Nguyệt mà còn tạo việc làm cho 4 lao động với thu nhập 200.000 đồng/người/ngày.

Ông Đoàn Duy Phương, Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Sơn, cho biết: Nghề truyền thống làm mật đã mang lại lợi nhuận cao cho bà con ở đây. Những năm gần đây, đã có nhiều gia đình thoát nghèo nhờ nghề làm mật mía và những cái tết cũng đủ đầy hơn nhờ vào nghề này. Hiện toàn xã có 170 ha trồng mía và 16 lò nấu mật mía, tạo việc làm cho hơn 400 lao động, thu nhập từ nghề nấu mật mía của xã đạt hơn 6 tỷ đồng. Những ngày cận tết, các lò nấu mật mía ở Thạch Sơn hoạt động hết công suất nhưng nhiều khi vẫn không đủ hàng vì thương lái các nơi đổ về lấy mật. Để nâng cao giá trị cho sản phẩm mật mía của địa phương, UBND xã đã giao cho hội liên hiệp phụ nữ xã đấu mối với các ban, ngành liên quan, hướng dẫn các hộ thực hiện quy trình sản xuất bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, liên kết nhau trong sản xuất và bao tiêu sản phẩm tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm mật mía Thạch Sơn. Với hiệu quả kinh tế rõ nét từ nghề làm mật mía, cùng các chính sách khuyến khích của chính quyền địa phương, đây sẽ là điều kiện để người dân xã Thạch Sơn giữ gìn và phát huy ngành nghề truyền thống làm mật mía mỗi khi tết đến, xuân về.

Bài và ảnh: K.P


Bài Và Ảnh: K.P

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]