(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 23 đơn vị vừa sản xuất, kinh doanh, vừa nhập khẩu phân bón, với tổng lượng sản xuất khoảng 250.000 – 300.000 tấn/năm, với trên 30 loại phân bón khác nhau. Sản phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất, các doanh nghiệp hướng dẫn, khuyến cáo sử dụng cho từng loại cây trồng, liều lượng cụ thể cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân lựa chọn được các sản phẩm tốt, chất lượng cao, giá cả hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản xuất, kinh doanh phân bón

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh ta có 23 đơn vị vừa sản xuất, kinh doanh, vừa nhập khẩu phân bón, với tổng lượng sản xuất khoảng 250.000 – 300.000 tấn/năm, với trên 30 loại phân bón khác nhau. Sản phẩm đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất, các doanh nghiệp hướng dẫn, khuyến cáo sử dụng cho từng loại cây trồng, liều lượng cụ thể cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân lựa chọn được các sản phẩm tốt, chất lượng cao, giá cả hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả trong sản xuất.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất lượng sản xuất, kinh doanh phân bón

Sản xuất phân bón tại Công ty liên doanh phân bón Hữu Nghị.

Tuy nhiên, thời gian qua, việc công bố hợp quy, chứng nhận hợp quy, tiếp nhận hợp quy các sản phẩm phân bón mới trên địa bàn tỉnh vẫn còn chưa thực hiện nghiêm theo quy định, có hiện tượng một số đơn vị không thực hiện các thủ tục tiếp nhận hợp quy nhưng vẫn tiến hành sản xuất hoặc phân bón đã hết thời gian chứng nhận hợp quy, nhưng vẫn không tiếp nhận lại hợp quy trước khi sản xuất, vi phạm các quy định về quản lý phân bón theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP của Chính phủ.

Để tăng cường công tác quản lý sản xuất phân bón, chấn chỉnh tình trạng một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm các quy định trong sản xuất phân bón, thời gian qua, cùng với việc ban hành các văn bản quản lý Nhà nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề nghị các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trên địa bàn tỉnh báo cáo kết quả sản xuất phân bón năm 2021, kế hoạch sản xuất năm 2022 và kết quả thực hiện tiếp nhận hợp quy các sản phẩm phân bón theo quy định từ năm 2018–2021, hợp đồng chứng nhận hợp quy phân bón. Quyết định công nhận và được phép lưu hành phân bón mới của đơn vị, giấy phép sản xuất phân bón của đơn vị và các hồ sơ khác có liên quan đến sản xuất phân bón. Cùng với đó, đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng tổ chức các đợt thanh tra tại các đơn vị sản xuất phân bón các loại trên địa bàn tỉnh. Qua đó, từ đầu năm 2021 đến nay, đoàn thanh tra đã thực hiện 2 đợt thanh tra; đợt 1, thực hiện thanh tra tại 9 đơn vị sản xuất phân bón, qua đó lấy 22 mẫu để phân tích, kiểm nghiệm; kết quả cho thấy, có 5 mẫu phân bón của 3 đơn vị vi phạm các chỉ tiêu và quy định. Đợt 2, thanh tra tại 8 cơ sở sản xuất phân bón, qua đó lấy 1 mẫu phân các loại đi phân tích, kiểm nghiệm, hiện đang chờ kết quả.

Đi đôi với đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tiếp tục tăng cường quản lý việc kinh doanh vật tư nông nghiệp nói chung và phân bón nói riêng. Qua đó, 10 tháng năm 2021, lực lượng chức năng chuyên ngành đã thanh tra các điều kiện trong buôn bán thuốc bảo vệ thực vật và phân bón tại 155 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp; trong đó, có 52 cơ sở kinh doanh phân bón, 43 cơ sở kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, 60 cơ sở kinh doanh cả phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Thực hiện lấy 27 mẫu sản phẩm về để kiểm nghiệm, qua đó, phát hiện, xử lý 9 tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về kinh doanh vật tư nông nghiệp. Trong đó, có 5 đơn vị, cơ sở kinh doanh phân bón vi phạm, gồm: 1 tổ chức kinh doanh phân bón không có quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, 1 tổ chức kinh doanh phân bón không có mã số phân bón và quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam trên bao bì sản phẩm, 2 tổ chức và 1 cá nhân kinh doanh sản phẩm phân bón vi phạm chất lượng hàng hóa.

Việc tăng cường công tác quản lý chất lượng sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp nói chung và phân bón nói riêng đã và đang góp phần thúc đẩy chương trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất hàng hóa quy mô lớn gắn với bao tiêu sản phẩm và an toàn thực phẩm. Nhận định, thời gian tới, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp sẽ khiến nhiều mặt hàng xuất, nhập khẩu bị hạn chế lưu thông, tăng giá, trong đó có mặt hàng phân bón. Do đó, cùng với việc tăng cường quản lý, ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các địa phương, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón để tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng phân bón đúng cách, an toàn, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Bài và ảnh: Hương Thơm


Bài và ảnh: Hương Thơm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]