(Baothanhhoa.vn) - Văn bằng bảo hộ cho sản phẩm bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận là yếu tố cạnh tranh quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm hàng hóa; nhất là trong xu hướng chung của thị trường hiện nay đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ từ các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nâng cao giá trị sản phẩm sau bảo hộ

Văn bằng bảo hộ cho sản phẩm bao gồm: Chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận là yếu tố cạnh tranh quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của các sản phẩm hàng hóa; nhất là trong xu hướng chung của thị trường hiện nay đòi hỏi sản phẩm phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, nhãn hiệu hàng hóa được bảo hộ từ các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Nâng cao giá trị sản phẩm sau bảo hộ

Sản phẩm “Nước mắm Khúc Phụ”, xã Hoằng Phụ (Hoằng Hóa) được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể năm 2015. Từ khi được công nhận đến nay, sản phẩm “Nước mắm Khúc Phụ” được đóng chai và dán nhãn mác rõ ràng, theo thiết kế riêng. Hiện xã Hoằng Phụ có khoảng 1.000 hộ chuyên chế biến và buôn bán nước mắm, chủ yếu ở 3 thôn Bắc Sơn, Hợp Tân và Hồng Kỳ, góp phần giải quyết việc làm và thu nhập ổn định cho từ 1.400 đến 1.500 lao động, thu nhập đạt gần 7 triệu đồng/người/tháng. Riêng thôn Bắc Sơn có gần 600 hộ dân thì có tới 450 hộ tham gia làm nghề. Hàng năm, toàn xã thu mua khoảng 5.000 tấn cá chế biến ra khoảng từ 15 đến 18 triệu lít nước mắm các loại.

Để phát triển thương hiệu cho các sản phẩm, Sở Khoa học và Công nghệ đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, giám sát nhằm duy trì và giữ vững thương hiệu đã được bảo hộ. Đồng thời, đưa tiến bộ khoa học - kỹ thuật, quy trình công nghệ vào sản xuất, chú trọng chế biến, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Từ năm 2017 đến tháng 4 năm nay, Sở Khoa học và Công nghệ đã hướng dẫn cho gần 100 tổ chức, cá nhân về quyền sở hữu sản phẩm. Hiện, trên địa bàn tỉnh chỉ có 14 sản phẩm được cấp văn bằng bảo hộ (chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận). Một số sản phẩm hàng hóa sau khi được đăng ký chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu hàng hóa đã phát huy được hiệu quả, như: Nhãn hiệu chè lam Phủ Quảng (Vĩnh Lộc), nước mắm Do Xuyên - Ba Làng (Tĩnh Gia), bánh gai Tứ Trụ (Thọ Xuân), tơ lụa Hồng Đô (Thiệu Hóa), nón lá Trường Giang (Nông Cống)... Có được kết quả trên, các cấp, các ngành, địa phương cũng đã thực hiện nhiều giải pháp như: Hỗ trợ, tư vấn, hướng dẫn thủ tục đăng ký cấp chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu. Hỗ trợ nông dân sản xuất, xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu nông sản, xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận một số đặc sản của địa phương. Đồng thời, đầu tư một phần kinh phí để các đơn vị kinh doanh, người dân duy trì và phát triển các nhãn hiệu, thương hiệu đã được bảo hộ, in tem nhãn, bao bì, tham gia hội chợ triển lãm... để sản phẩm tiêu thụ thuận lợi, giá bán cao. Tuy nhiên, hiện nay một số sản phẩm hàng hóa sau khi được bảo hộ vẫn chưa phát huy hiệu quả để nâng cao giá trị của sản phẩm. Nguyên nhân là do các cá nhân, tổ chức trực tiếp sản xuất chưa quan tâm đến sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, số lượng các sản phẩm ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ chưa nhiều, năng suất và chất lượng chưa cao. Mặt khác, các sản phẩm được sản xuất theo hướng VietGAP chưa có nhãn mác và địa chỉ cơ sở sản xuất, người tiêu dùng chưa biết đến và yên tâm khi lựa chọn. Trong khi người tiêu dùng vẫn còn thói quen tiêu dùng ở chợ truyền thống, ít quan tâm và thờ ơ về nhãn hàng hóa, địa chỉ và tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh của sản phẩm.

Để các sản phẩm làng nghề sau khi được bảo hộ phát huy hiệu quả, nâng cao giá trị của sản phẩm, các cấp, ngành, địa phương cần tích cực đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về việc xây dựng và phát triển thương hiệu. Quảng bá vai trò, tác dụng của sở hữu trí tuệ với việc phát triển sản phẩm của địa phương; tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ, nhãn mác, thương hiệu. Người sản xuất phải bảo vệ và phát triển thương hiệu của sản phẩm bằng cách nêu cao tinh thần trách nhiệm trong sản xuất để tạo ra những sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng và báo cáo kịp thời với cơ quan chức năng khi phát hiện hàng nhái với sản phẩm đã được chứng nhận nhãn hiệu tập thể. Đồng thời, các ngành, địa phương cần tăng cường hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, tổ chức đang sở hữu những nhãn hiệu tập thể để duy trì, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng các kênh tiêu thụ. Tiếp tục khảo sát, đánh giá khả năng phát triển nhãn hiệu, hoặc chỉ dẫn địa lý của một số sản phẩm đặc trưng để từ đó đưa sản phẩm của tỉnh Thanh Hóa thực sự có chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước và vươn ra thế giới.

Lương Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]