(Baothanhhoa.vn) - Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 đề ra nhiều chỉ tiêu có tính phấn đấu cao hơn năm 2021. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, trên thế giới có những vấn đề mới phát sinh, giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu leo thang..., để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2022 - năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, đột phá vào nhiều lĩnh vực mới, việc khó, xóa bỏ những “rào cản” nội tại.

Lan tỏa tinh thần thi đua

Nghị quyết số 08-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 đề ra nhiều chỉ tiêu có tính phấn đấu cao hơn năm 2021. Trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, trên thế giới có những vấn đề mới phát sinh, giá cả một số mặt hàng tiêu dùng thiết yếu leo thang..., để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2022 - năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng để thực hiện các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025), đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn, đột phá vào nhiều lĩnh vực mới, việc khó, xóa bỏ những “rào cản” nội tại.

Lan tỏa tinh thần thi đuaThi công tuyến đường bộ ven biển, qua huyện Hậu Lộc. Ảnh: Xuân Hùng

Đặc biệt, các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong tỉnh cần phải có biện pháp, cách làm phù hợp đẩy mạnh phong trào thi đua, tạo cảm hứng lan tỏa mạnh mẽ trong cán bộ, đảng viên, Nhân dân cả tỉnh cùng quyết tâm hướng vào mục tiêu chung, phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm, nhất là bảo đảm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11,5% trở lên.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa (20-2-1947 – 20-2-2022); biểu dương công dân kiểu mẫu, tập thể kiểu mẫu và phát động phong trào thi đua năm 2022, đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã yêu cầu, năm 2022 và thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, linh hoạt, sáng tạo, có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 gắn với đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.

Đồng chí cũng yêu cầu tiếp tục xây dựng, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và nghị quyết đại hội đảng các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025. Tập trung triển khai thực hiện Kế hoạch số 45-KH/TU của Tỉnh ủy triển khai thực hiện Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội khóa XV về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa; 6 chương trình trọng tâm, 3 khâu đột phá theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX và các nghị quyết, kết luận, cơ chế, chính sách mới ban hành. Nhất là phải thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phục hồi và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, trọng tâm là tạo chuyển biến mạnh mẽ 4 lĩnh vực đó là: Hỗ trợ doanh nghiệp khôi phục và đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; Nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án; Tiếp tục đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng kinh tế - xã hội; Cơ cấu lại và sử dụng hiệu quả nguồn lao động, nhất là lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 dịch chuyển từ các tỉnh, thành phố về địa phương.

Cùng với đó, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư công; điều hành linh hoạt ngân sách, bảo đảm nguồn lực cho phòng, chống dịch COVID-19 và đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Ưu tiên bố trí vốn đầu tư công để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm; sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công để dẫn dắt, thu hút nguồn lực hợp pháp của xã hội, tạo sự chuyển biến rõ nét về phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội...

Một vấn đề hết sức quan trọng được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện quyết liệt trong thời gian qua là cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, được đồng chí Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu phải quyết liệt hơn nữa nhằm thay đổi nhanh thứ hạng các chỉ số của tỉnh trên bảng xếp hạng cấp tỉnh. Theo đó, đột phá là cải cách thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành của các cấp chính quyền; thực hiện đồng bộ các giải pháp để cải thiện, nâng cao chỉ số PCI, PAPI, PAR INDEX, SIPAS; triển khai thực hiện hiệu quả Đề án đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI). Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; ưu tiên đầu tư phát triển chính quyền số để dẫn dắt, thúc đẩy kinh tế số, xã hội số phát triển.

Cùng với đó, nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa, thông tin và truyền thông; phát triển thể thao thành tích cao, giữ vững thành tích trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước. Đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học phù hợp với diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Khuyến khích xã hội hóa, huy động các nguồn lực để hiện đại hóa hệ thống văn hóa, giáo dục, y tế, nhất là củng cố, đầu tư cơ sở vật chất mạng lưới y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm đủ khả năng phòng, chống dịch bệnh. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; các chương trình, đề án, cơ chế, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh; giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh; xây dựng lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện, chủ động nắm chắc tình hình, phát hiện sớm và xử lý kịp thời, dứt điểm các vụ việc phức tạp về an ninh - trật tự, không để phát sinh thành “điểm nóng”...

Đặc biệt là, phải tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, gắn với nâng cao năng lực lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, hoạt động của hệ thống chính trị. Kiên quyết đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, bè phái, cục bộ địa phương, mất đoàn kết, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế; tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất, năng lực, trình độ, ngang tầm nhiệm vụ. Mỗi cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần, trách nhiệm, luôn có khát vọng vươn lên, sẵn sàng gánh vác mọi khó khăn, thử thách.

Thấm nhuần tinh thần chỉ đạo đó, trên cơ sở truyền thống, lòng tự hào của quê hương Thanh Hóa anh hùng, hướng tới khát vọng thịnh vượng, đòi hỏi các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và từng cán bộ, đảng viên phải phát huy tốt nhất tinh thần thi đua ái quốc do Chủ tịch Hồ Chí Minh khởi xướng, tiếp tục đoàn kết, sáng tạo hơn nữa, nắm bắt thời cơ, vận hội mới, chủ động vượt qua khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu, quyết tâm hoàn thành và hoàn thành vượt mức toàn diện các nhiệm vụ đã giao ước thi đua.

Theo đó, tiếp tục đẩy mạnh thi đua giữa các ngành, địa phương, đơn vị trong việc triển khai thực hiện Chương trình phát triển kinh tế - xã hội; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo ra sức hấp dẫn mới để thu hút đầu tư, huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho đầu tư phát triển. Trong đó chú trọng thi đua đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao; đẩy mạnh phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Trong khối doanh nghiệp, tập trung thi đua tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh. Các ngành, đơn vị chức năng tạo điều kiện hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp phục hồi và mở rộng sản xuất, đặc biệt là các cơ sở sản xuất công nghiệp có đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, giải quyết việc làm. Cùng với đó thi đua phát triển các ngành dịch vụ có khả năng thích ứng với dịch COVID-19 và phục hồi các loại hình dịch vụ bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Trong quản lý tài chính, thực hiện giải ngân nhanh, đúng mục đích, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư công. Tổ chức thực hiện tốt các biện pháp điều hành thu ngân sách Nhà nước; chú trọng nuôi dưỡng nguồn thu và khai thác các nguồn thu mới; triệt để tiết kiệm các khoản chi ngân sách để dành nguồn lực thực hiện các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế và phòng, chống dịch bệnh.

Trên cơ sở các văn bản của tỉnh đã ban hành, các ngành, địa phương, doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ và chuyển đổi số. Từng bước hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; huy động các nguồn lực để đầu tư hạ tầng số, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong các ngành, lĩnh vực.

Đối với các hoạt động văn hóa - xã hội có giải pháp để nâng cao chất lượng các hoạt động. Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình nâng cao chất lượng văn hóa, giáo dục, y tế giai đoạn 2021-2025 như tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra, trọng tâm là thi đua đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; hiện đại hóa hệ thống y tế, nhất là củng cố, hoàn thiện và nâng cao năng lực, đầu tư cơ sở vật chất mạng lưới y tế dự phòng, y tế cơ sở, bảo đảm đủ khả năng phòng, chống dịch bệnh; tổ chức tốt các hoạt động văn hóa, thể thao. Tiếp tục thi đua thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, chính sách trợ giúp xã hội và chính sách ưu đãi người có công. Đổi mới, nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng.

Cùng với đó, tạo ra phong trào thi đua mạnh mẽ ở lĩnh vực nhạy cảm, còn nhiều phức tạp, góp phần lập lại trật tự trong quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ bền vững môi trường, tích cực, chủ động phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là thi đua để quản lý chặt chẽ hơn việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp khai thác, tập kết, vận chuyển khoáng sản trái phép.

Đối với nhiệm vụ đảm bảo quốc phòng - an ninh, cần nâng cao chất lượng các phong trào “Thi đua quyết thắng”, “Công an Nhân dân học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy”, “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”. Đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Đặc biệt, tích cực đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng; xây dựng tổ chức đảng, hệ thống chính trị thực sự trong sạch vững mạnh. Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu các tổ chức Đảng, đội ngũ đảng viên, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy từ tỉnh đến cơ sở theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả...

Cùng với việc tổ chức các phong trào thi đua, thường xuyên quan tâm phát hiện, bồi dưỡng các nhân tố, điển hình mới, tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến, nêu gương người tốt, việc tốt, nhằm thúc đẩy, cổ vũ các phong trào thi đua. Theo đó, các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể phải có kế hoạch cụ thể để bồi dưỡng, xây dựng các mô hình mới, nhân tố mới, được thực hiện từ cơ sở và thực hiện đồng bộ tốt cả 4 khâu: Phát hiện - bồi dưỡng - tổng kết - nhân rộng điển hình tiên tiến.

Ủy ban MTTQ tỉnh trên cơ sở phương thức hoạt động lấy đoàn kết và dân chủ ở cộng đồng là động lực; lấy nâng cao chất lượng cuộc sống là nội dung; lấy tự quản là hình thức vận hành; kết hợp giữa huy động sức dân với bồi dưỡng sức dân, làm cho phong trào phát triển liên tục và bền vững, tiến hành xây dựng kế hoạch cụ thể, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức thành viên phát động và vận động các tầng lớp Nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, các doanh nghiệp, doanh nhân; nhân sĩ trí thức; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động, lực lượng vũ trang; những người Thanh Hóa đang sinh sống, học tập và làm việc ở mọi miền Tổ quốc, ở nước ngoài tích cực hưởng ứng phong trào thi đua, trọng tâm là đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; xây dựng Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu”, phong trào thi đua “Đoàn kết, sáng tạo nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, hội nhập quốc tế”; “Doanh nghiệp Thanh Hóa hội nhập và phát triển” gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; phong trào “Chung tay vì người nghèo không để ai bị bỏ lại phía sau” và các chương trình an sinh xã hội.

Có thể khẳng định, mục tiêu, nhiệm vụ mà Thanh Hóa đặt ra cho năm 2022 là rất nặng nề. Nhưng nếu tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy, cổ vũ và phát huy được sự tích cực, tinh thần năng động, sáng tạo, sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy đảng, chính quyền, chúng ta hoàn toàn có thể thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra.

Với tinh thần quyết tâm cao, thể hiện sự đồng lòng, tại lễ phát động phong trào thi đua năm 2022, đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn đã phát động phong trào thi đua năm 2022 trong toàn Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể, các lực lượng vũ trang và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Thay mặt Ủy ban MTTQ tỉnh - tổ chức đại diện cho khối đại đoàn kết Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh đã hưởng ứng phong trào thi đua; 18 cụm thi đua của tỉnh đã ký kết thi đua năm 2022. Đây là sự thể hiện quyết tâm chung tay hành động thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2022, tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết số 58-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đã đề ra.

Xuân Khánh



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]