Tin liên quan
Đọc nhiều
Khó khăn trong công tác phát triển ngành nghề nông thôn
Những năm qua, công tác đào tạo và truyền nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp không nhỏ vào việc phát triển tiểu - thủ công nghiệp (TTCN) ở các địa phương.
Đào tạo nghề sửa chữa điện dân dụng tại Trường Trung cấp Nghề miền núi Thanh Hóa, xã Minh Sơn (Ngọc Lặc).
Mặc dù vậy, để đáp ứng tốt nhu cầu ngày càng cao về lực lượng lao động có tay nghề, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành có liên quan của tỉnh và chính quyền địa phương, sự chủ động của các cơ sở TTCN trong việc tháo gỡ khó khăn, đầu tư có hiệu quả cho công tác đào tạo nghề.
Nhiều lao động làm việc cho các cơ sở sản xuất của các làng nghề trên địa bàn tỉnh hiện nay có mức thu nhập thấp, nhiều nghề chỉ đạt từ 30.000 đến 50.000 đồng/lao động/ngày, nên người lao động không kiên trì bám nghề.
Đến cuối tháng 8-2018, toàn tỉnh có 60.236 cơ sở sản xuất TTCN với hơn 150.000 lao động làm việc thường xuyên và hàng chục nghìn lao động thời vụ. Giá trị sản xuất TTCN và ngành nghề khu vực nông thôn đạt từ 4.500 đến 5.000 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, công tác đào tạo nghề, phát triển ngành nghề nông thôn còn nhiều tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như: Nhiều địa phương vẫn chưa lập được quy hoạch phát triển TTCN. Do đó, việc phát triển ngành nghề chưa có định hướng cụ thể; quy mô của đại đa số các cơ sở ngành nghề TTCN chủ yếu quy mô hộ gia đình, thiết bị công nghệ sản xuất còn lạc hậu, chậm đổi mới; năng lực, trình độ tổ chức quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh còn hạn chế; lao động phần lớn là do truyền nghề, nên trong quá trình sản xuất gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, một số địa phương còn chưa thực sự đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động trong việc tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Vì vậy, nhiều lao động khu vực nông thôn vẫn lo ngại về sự phát triển bền vững của các ngành nghề này nên chưa thực sự gắn bó; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn trong quá trình đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo và truyền nghề chưa đáp ứng được yêu cầu. Nguồn nhân lực phục vụ công tác đào tạo nghề còn hạn chế; kinh phí dành cho công tác đào tạo, truyền nghề chưa được đầu tư đúng mức; số lượng lao động khu vực nông thôn đăng ký tham gia học nghề còn ít. Các cơ sở ngành nghề TTCN chưa được tiếp cận đầy đủ các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Số lao động được đào tạo trong các ngành nghề TTCN duy trì được việc làm ổn định sau đào tạo chỉ đạt khoảng 50%.
Để đáp ứng yêu cầu công tác đào tạo, truyền nghề và dạy nghề TTCN trên địa bàn tỉnh, thời gian qua, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã phối hợp với UBND các xã, thị trấn có làng nghề đã được UBND tỉnh công nhận tăng cường rà soát, đánh giá và xác định đối tượng, nhu cầu học nghề của người lao động. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch và hướng dẫn các địa phương phối hợp triển khai công tác truyền nghề; đồng thời, lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ học và truyền nghề cho người lao động có nhu cầu, lựa chọn các địa phương có đủ năng lực, điều kiện về cơ sở vật chất để mở các lớp đào tạo và truyền nghề. Các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin về thị trường lao động và cơ hội việc làm cho người lao động. Các địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo, truyền nghề; sử dụng hợp lý nguồn kinh phí được phân bổ để triển khai hiệu quả các chương trình đào tạo nghề tại địa phương. Đồng thời, chủ động phối hợp với các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh đã được cấp giấy phép mở các lớp dạy nghề phù hợp với nhu cầu phát triển ngành nghề TTCN của địa phương và người lao động.
{name} - {time}
- 2023-03-31 16:19:00
Hướng đến phát triển nghề cá có trách nhiệm
- 2023-03-31 13:14:00
Ký kết hợp tác toàn diện giữa PVcomBank và Công ty CP Nông sản Phú Gia
- 2018-08-24 20:40:32
Các HTX trên địa bàn huyện Cẩm Thủy tạo việc làm cho gần 500 lao động
Huyện Triệu Sơn: 9.035 hội viên phụ nữ được vay vốn ưu đãi
Các huyện miền núi thành lập mới được 213 doanh nghiệp
Trao tặng 100 tấn xi măng cho xã Phùng Giáo
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Việt Nam - Đối tác tin cậy của Diễn đàn Kinh tế Thế giới
Đã có 60 sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý được bảo hộ tại 39 tỉnh, thành
Những “rào cản” đối với tích tụ, tập trung đất đai
Khó khăn trong công tác quản lý thức ăn chăn nuôi
Sớm khắc phục tình trạng xuống cấp mặt đê hữu sông Chu đoạn qua xã Xuân Thành