(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, người dân và doanh nghiệp huyện Ngọc Lặc hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp đã, đang tích cực đầu tư, khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng sản xuất, chuyển việc trồng rừng thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Ngọc Lặc phát triển rừng sản xuất gắn với bảo vệ rừng

Huyện Ngọc Lặc phát triển rừng sản xuất gắn với bảo vệ rừng

Người dân xã Đồng Thịnh triển khai trồng, chăm sóc keo.

Những năm gần đây, người dân và doanh nghiệp huyện Ngọc Lặc hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp đã, đang tích cực đầu tư, khoanh nuôi bảo vệ và trồng rừng sản xuất, chuyển việc trồng rừng thành ngành kinh tế sản xuất hàng hóa, hiệu quả và bền vững, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập.

Để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, hiệu quả từ trồng rừng, huyện Ngọc Lặc đã thực hiện mô hình kinh doanh rừng trồng, hướng tới chuyển đổi cơ cấu sản phẩm gỗ khai thác, tăng tỷ lệ diện tích rừng trồng gỗ lớn và cấp chứng chỉ FSC. Cùng với đó là tạo ra chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng giống, chuyển dần tập quán sản xuất lâm nghiệp quảng canh sang thâm canh rừng; thay đổi thói quen khai thác rừng non (gỗ nhỏ) sang sản xuất, kinh doanh gỗ lớn, phục vụ công nghiệp chế biến gỗ hướng đến xuất khẩu; gắn phát triển rừng sản xuất với việc thực hiện tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Chi cục Kiểm lâm thường xuyên đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về rừng cho cán bộ, công chức, viên chức cấp xã, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hiểu rõ hơn về giá trị rừng trồng. Thông qua công tác tuyên truyền, đa số các chủ rừng là hộ gia đình đã nhận thức được giá trị từ rừng, tích cực tham gia trồng rừng để phát triển kinh tế rừng... Với những giải pháp quyết liệt, hiệu quả, trong năm 2019 và 3 tháng đầu năm 2020, huyện Ngọc Lặc trồng hơn 3.000 cây gồm cây ăn quả, cây lâm nghiệp; phủ xanh thêm 700 ha rừng, chăm sóc tốt hơn cho 20.000 ha rừng hiện hữu...

Cùng với việc phát triển rừng sản xuất, huyện Ngọc Lặc còn chủ động phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) hiệu quả. Trong đó, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức thực hiện đồng bộ các biện pháp, kết hợp với xây dựng lực lượng quần chúng tham gia chữa cháy rừng; áp dụng một số biện pháp cụ thể để PCCCR. Đối với những loài cây, loại rừng dễ cháy thực hiện phương thức trồng rừng hỗn giao theo băng hoặc theo hàng giữa cây lá rộng với cây lá kim hoặc cây có dầu như trám, sao đen, sến, táu. Ở khu vực rừng trồng, rừng tự nhiên tiến hành xây dựng hệ thống đường ranh cản lửa đủ tiêu chuẩn ngăn cách, không cho đám cháy lây lan sang các khu rừng bên cạnh và tạo điều kiện thuận lợi cho người và phương tiện tham gia chữa cháy rừng. Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm cũng phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương xây dựng củng cố tổ đội, lực lượng quần chúng PCCCR hiện có, giám sát việc thực hiện quy ước bảo vệ rừng tại các thôn, bản. Tổ chức diễn tập chữa cháy rừng để chủ động chữa cháy khi có tình huống cháy rừng xảy ra. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục sâu rộng trong quần chúng Nhân dân nơi có rừng và các vùng gần rừng về bảo vệ rừng và PCCCR, bảo vệ môi trường, tuần tra ngăn chặn cháy rừng. Kịp thời biểu dương khen thưởng những tập thể và cá nhân có nhiều thành tích trong công tác PCCCR, đồng thời xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật những tập thể, cá nhân gây cháy rừng, thiếu trách nhiệm cứu chữa khi có cháy rừng xảy ra...

Với những giải pháp cụ thể được thực thi, kinh tế rừng ở huyện Ngọc Lặc đã và đang trở thành ngành kinh tế quan trọng, giúp cho người dân nâng cao thu nhập và làm giàu từ sản phẩm rừng, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.

Gia Bảo


Gia Bảo

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]