Tin liên quan
Đọc nhiều
Huyện Lang Chánh thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người dân phát triển kinh tế
Được thụ hưởng chính sách dân tộc, người dân xã Đồng Lương phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Những năm qua, huyện Lang Chánh đã triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, qua đó giúp cho đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận được các nguồn hỗ trợ, đầu tư để phát triển kinh tế, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, ổn định đời sống.
Từ các nguồn vốn của Chương trình 134, 135, 30a, nhiều hộ gia đình đã triển khai các mô hình phát triển kinh tế, từng bước nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Như gia đình anh Nguyễn Văn Ngâm, xã Đồng Lương, từ năm 2013 được hỗ trợ 1 con lợn. Cùng với việc được tập huấn để phát triển chăn nuôi, trồng rừng, trồng cây ăn quả và sự nỗ lực vượt khó, đến nay gia đình anh Ngâm đã có hơn 20 con lợn sinh sản, 1 ha rừng trồng, 1 ha cây ăn quả và rau màu các loại... mang lại thu nhập khoảng 40 triệu đồng/năm. Anh Ngâm chỉ là một trong hàng trăm hộ dân ở huyện Lang Chánh được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước để vươn lên thoát nghèo.
Trong nhiều năm qua, xã Đồng Lương được thụ hưởng Chương trình 135, 30a từ đó đã giúp cho các thôn, bản được đầu tư xây mới cơ sở hạ tầng; được hỗ trợ vốn phát triển kinh tế... Điển hình như dự án hỗ trợ lợn sinh sản thuộc Chương trình 135, mỗi hộ được hỗ trợ 1 con lợn sinh sản trị giá từ 1-2 triệu đồng. Người dân sau khi được nhận hỗ trợ đã tích cực phát triển sản xuất để vượt qua đói nghèo.
Để giúp người dân tiếp cận nhiều hơn với các chính chính hỗ trợ của Nhà nước, huyện Lang Chánh đã triển khai một cách linh hoạt, phù hợp với thực tiễn của địa phương. Trong đó huyện chú trọng triển khai các chính sách hỗ cho các hộ nghèo, vùng đặc biệt khó khăn, như: Chính sách hỗ trợ trực tiếp; hỗ trợ vay vốn phát triển sản xuất; lồng ghép Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững... Huyện cũng xây dựng các kế hoạch giảm nghèo tại 11 xã, thị trấn, thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, cận nghèo hoặc hộ mới thoát nghèo.
Ngoài việc hỗ trợ giống vật nuôi như lợn giống, bò giống, người dân còn được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăm sóc vật nuôi để chăn nuôi đạt hiệu quả cao; hướng dẫn người dân xây dựng các mô hình phát triển kinh tế cho hiệu quả cao như: Chăn nuôi dê, thỏ; trồng rau, ngô trên đất lúa bị hạn và trồng rừng.
Với cách làm linh hoạt trong thực hiện các chính sách dân tộc ở huyện Lang Chánh, giai đoạn 2015-2019 đã giúp cho hơn 4.200 hộ thoát nghèo; cơ sở hạ tầng vùng nông thôn được cải thiện, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, tạo động lực quan trọng để đẩy nhanh công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện.
Xuân Minh
{name} - {time}
- 2023-09-29 11:13:00
Như Xuân nỗ lực thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư
- 2023-09-29 10:12:00
Thiệu Hóa quy hoạch xây dựng đô thị tạo không gian phát triển
- 2019-03-23 21:41:00
Nữ cán bộ đoàn Hoàng Thị Mùi làm kinh tế giỏi
Hiệu quả từ trồng cây ngắn ngày ở miền núi
Huyện Ngọc Lặc: Chủ động phục vụ nước tưới và chống hạn cây trồng vụ chiêm xuân
Huyện Thiệu Hóa thành lập 90 chốt kiểm dịch ngăn dịch tả lợn Châu Phi
Gỡ “nút thắt”, thúc đẩy đầu tư nông nghiệp công nghệ cao
Xã Điền Trung (huyện Bá Thước): Thu nhập cao từ cây mía tím
Huyện Quảng Xương có 310 ha lúa chiêm xuân được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm
Phát triển cơ sở hạ tầng - tín hiệu tích cực từ các cụm công nghiệp
Huyện Thạch Thành xây dựng các mô hình liên kết sản xuất
Nâng cao sức cạnh tranh, giá trị cho sản phẩm làng nghề truyền thống