(Baothanhhoa.vn) - Để nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã khuyến khích, hỗ trợ người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, xây dựng những mô hình sản xuất tập trung, hướng tới hình thành những vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Huyện Cẩm Thủy phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến

Để nâng cao giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp, những năm qua, huyện Cẩm Thủy đã khuyến khích, hỗ trợ người dân thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, xây dựng những mô hình sản xuất tập trung, hướng tới hình thành những vùng sản xuất nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

Huyện Cẩm Thủy phát triển nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến

Diện tích cây gai xanh liên kết với Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước tại xã Cẩm Ngọc mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Xác định nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực của địa phương, Huyện ủy, UBND huyện Cẩm Thủy đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình hành động nhằm khuyến khích người dân và các thành phần kinh tế phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Trong đó, đề án tái cơ cấu nông nghiệp đã tạo sự chuyển biến lớn, thay đổi phương thức và tư duy sản xuất của người dân. Đến nay, huyện đã tích tụ được hơn 700 ha đất sản xuất nông nghiệp, gồm: 170 ha đất thực hiện các mô hình trồng trọt tại các xã Cẩm Bình, Cẩm Quý, Cẩm Tú..; 30 ha phát triển chăn nuôi tập trung và hơn 500 ha phát triển sản xuất lâm nghiệp. Nhìn chung, những mô hình tích tụ, tập trung đất đai, sản xuất nông nghiệp đều mang lại giá trị kinh tế vượt trội. Nhiều mô hình đã chú trọng đến sản xuất những loại cây trồng, vật nuôi tạo nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến.

Những năm gần đây, Nhân dân trên địa bàn xã Cẩm Ngọc đã chuyển đổi sản xuất từ tập trung nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô lớn, ứng dụng cơ giới hóa và thực hiện chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Chú trọng những đối tượng cây, con phù hợp với nhu cầu của thị trường, sản xuất theo hợp đồng liên kết với những đơn vị, doanh nghiệp chế biến uy tín. Hộ ông Nguyễn Văn Tân, làng Kìm, vốn sản xuất lúa, mía truyền thống. Sau khi nắm bắt được chủ trương của tỉnh, huyện về phát triển cây gai xanh phục vụ công nghiệp chế biến của Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước đã chuyển đổi 2,7 ha đất trồng mía sang trồng cây gai xanh liên kết với Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước. Ông Tân cho biết: Cây gai xanh không phải là cây trồng mới nhưng để sản xuất với quy mô lớn, phục vụ nguyên liệu cho nhà máy hoạt động thì đây là hình thức sản xuất khá mới. Song, nhờ cán bộ nông nghiệp huyện, xã hướng dẫn, hỗ trợ, gia đình đã thực hiện cải tạo đồng đất, đầu tư hệ thống nước tưới để sản xuất cây gai xanh. Nhờ đó, sản lượng bình quân của cây gai xanh đạt 20 - 25 tấn/ha/lứa (4 - 5 lứa/năm), doanh thu hơn 150 triệu đồng/ha/năm, cao hơn gấp nhiều lần so với trồng lúa. Đồng thời, gia đình còn được hỗ trợ theo Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước. Do đó, gia đình dự kiến mở rộng thêm 5 ha sản xuất cây gai xanh trong năm 2021.

Được biết, xã Cẩm Ngọc có khoảng 165 ha mía cung cấp nguyên liệu cho một số nhà máy chế biến đường trong tỉnh; 10,7 ha cây gai xanh phục vụ chế biến của Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước... Theo ông Nguyễn Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Ngọc: Việc hình thành những mô hình sản xuất tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến góp phần ổn định thị trường tiêu thụ cho sản phẩm nông sản, mang lại giá trị kinh tế cao và phát triển bền vững. Từ hiệu quả của những mô hình đã hình thành, UBND xã sẽ khuyến khích, hỗ trợ Nhân dân mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp theo hướng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời, nghiên cứu, tìm hiểu thêm về những loại cây trồng, vật nuôi nằm trong nhóm nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến để du nhập, nhân rộng về địa phương.

Theo thống kê của UBND huyện Cẩm Thủy, trên địa bàn đã hình thành được những vùng chuyên canh cây trồng chủ lực, hình thành nguồn nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến, như: vùng nguyên liệu cây gai xanh 72,1 ha liên kết với Công ty CP Đầu tư phát triển sản xuất và Xuất nhập khẩu An Phước; hơn 400 ha ngô làm thức ăn chăn nuôi liên kết với Công ty TNHH MTV bò sữa Thống Nhất, Công ty TNHH TH True milk; hơn 1.300 ha mía nguyên liệu liên kết với Công ty CP Mía đường Lam Sơn, Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan... góp phần bảo đảm nguyên liệu ổn định phục vụ công nghiệp chế biến nông sản.

Đại diện lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Cẩm Thủy cho biết: Trên địa bàn huyện hiện có 83 cơ sở, hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực chế biến lâm sản; Nhà máy Sản xuất sợi dệt An Phước và một số doanh nghiệp, hộ cá thể làm trung gian thu mua nông sản cho các đơn vị chế biến trong, ngoài tỉnh. Ngoài ra, trên địa bàn đã hình thành được một số vùng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến. Nhìn chung, các mô hình vùng nguyên liệu đều ứng dụng khoa học - kỹ thuật, cơ giới hóa nhằm phát triển sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Từ những tiền đề đó, huyện sẽ khuyến khích, hỗ trợ người dân phát triển vùng nguyên liệu.

Bài và ảnh: Lê Thanh


Bài và ảnh: Lê Thanh

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]