(Baothanhhoa.vn) - Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là hướng đi tất yếu, bởi đó là cách thức đem lại những sản phẩm tốt cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường và mang lại thu nhập tốt cho người nông dân. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoằng Hóa lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã lựa chọn “Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch” là 1 trong 4 chương trình trọng tâm tập trung thực hiện, nhằm tạo ra những đột phá mới, bảo đảm nông nghiệp phát triển bền vững.

Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao ở Hoằng Hóa

Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao (CNC) là hướng đi tất yếu, bởi đó là cách thức đem lại những sản phẩm tốt cho sức khỏe con người, thân thiện với môi trường và mang lại thu nhập tốt cho người nông dân. Do đó, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Hoằng Hóa lần thứ XXVII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã lựa chọn “Phát triển nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng CNC, nông nghiệp sạch” là 1 trong 4 chương trình trọng tâm tập trung thực hiện, nhằm tạo ra những đột phá mới, bảo đảm nông nghiệp phát triển bền vững.

Hướng đến sản xuất nông nghiệp sạch, công nghệ cao ở Hoằng Hóa

Sản phẩm của Nông trại Nhung Farms tham gia phiên Chợ nhỏ an lành tại TP Thanh Hóa.

HTX nông nghiệp xanh, CNC Hồng Nhuệ (còn gọi là Nông trại Nhung Farms) có địa chỉ tại thôn Hồng Nhuệ 2, xã Hoằng Thắng được thành lập năm 2020. Ban đầu, HTX có 9 thành viên là các hộ nông dân tại thôn Hồng Nhuệ 2. Sau gần 3 năm đi vào hoạt động, HTX đã có 14 thành viên. Diện tích sản xuất chính của HTX là khu nhà màng 6.500m2 tại cánh đồng thôn Hồng Nhuệ 2 và 2 ha ký kết sản xuất ngoài trời. Để xây dựng nhà màng làm nơi sản xuất chính, HTX đã phải đầu tư không ít công sức và tiền của để tôn tạo khu đất, lắp đặt nhà màng, hệ thống tưới tự động...

Chị Lê Thị Nhung, chủ HTX nông nghiệp xanh, CNC Hồng Nhuệ cho biết: Sản phẩm chủ lực của HTX là dưa vàng Kim Hoàng hậu, dưa lưới, dưa leo... Ngoài ra, tùy mùa vụ, HTX còn cung cấp ra thị trường các loại rau dinh dưỡng như: Cải kale, cà chua bi, dâu tây... HTX tạo việc làm cho 9 lao động thường xuyên với mức thu nhập 4,5 triệu đồng/tháng và 5 lao động thời vụ; lợi nhuận mỗi năm thu được khoảng 300 triệu đồng. HTX còn tạo chuỗi liên kết vùng canh tác an toàn và bao tiêu một số sản phẩm đạt chất lượng cho các hộ liên kết. Đồng thời, ký kết hợp đồng với 5 HTX và 3 hộ gia đình trên địa bàn tỉnh để hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu đầu ra sản phẩm dưa lưới, dưa vàng, dưa leo. Hiện nay, sản phẩm của HTX và các đơn vị liên kết đã có mặt tại hệ thống thực phẩm sạch của các tỉnh, thành phố, như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Sói Biển, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP...

Theo thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, toàn huyện có 6 ha nhà màng, tập trung tại các xã Hoằng Đạt, Hoằng Đạo, Hoằng Thắng, Hoằng Hợp...; có 61 ha sản xuất cây rau, củ, quả, cây dưa đã áp dụng tiêu chuẩn VietGAP tại các xã Hoằng Giang, Hoằng Hợp, Hoằng Thắng,... trong đó một số chuỗi sản xuất và tiêu thụ rau quả VietGAP đã được hình thành. Toàn huyện có 425 ha diện tích tích tụ tập trung đất đai, đáp ứng sản xuất quy mô lớn. Các mô hình tích tụ trồng rau, hoa màu (Hoằng Lưu, Hoằng Đạo, Hoằng Thắng); mô hình tích tụ sản xuất lúa thương phẩm (Hoằng Quý, Hoằng Phú); mô hình tích tụ sản xuất cây gai xanh (Hoằng Xuân)... Trong quá trình sản xuất, nhiều kỹ thuật CNC đã được ứng dụng, góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Theo tính toán, hiệu quả kinh tế đối với diện tích sản xuất trồng trọt quy mô lớn, diện tích ứng dụng CNC, các sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP được cung ứng theo chuỗi đều cao hơn so với sản xuất thông thường.

Không chỉ trồng trọt, nuôi trồng thủy sản (NTTS) nước lợ cũng là lĩnh vực lợi thế của huyện ven biển Hoằng Hóa. Điểm nổi bật trong NTTS của huyện trong những năm gần đây là việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào NTTS, tạo ra sự tăng trưởng cao và trở thành mũi nhọn của ngành nông nghiệp. Đến nay, trên địa bàn huyện có 140 cơ sở nuôi thâm canh, siêu thâm canh với tổng diện tích 304,4 ha, trong đó diện tích nuôi siêu thâm canh (có mái che) là 75,1 ha, tập trung nhiều ở các xã Hoằng Yến, Hoằng Lưu, Hoằng Châu, Hoằng Phụ...

Những dấu ấn trong phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng CNC ở huyện Hoằng Hóa góp phần khai thác, phát huy tốt tiềm năng đất đai, đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Phấn đấu đến năm 2025, diện tích sản xuất nông nghiệp quy mô lớn toàn huyện đạt 1.250 ha; diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC và theo hướng CNC đạt 880 ha; diện tích sản xuất được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, tiêu chuẩn hữu cơ hoặc tương đương 200 ha ở cả 3 lĩnh vực trồng trọt, thủy sản và chăn nuôi...

Bài và ảnh: Việt Hương


Bài và ảnh: Việt Hương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]