(Baothanhhoa.vn) - Chuyển giao khoa học - kỹ thuật (KHKT) được xem là “chìa khóa” giúp sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Thông qua các lớp dạy nghề, tập huấn, nhiều tiến bộ KHKT mới đã được áp dụng giúp người dân tiếp cận được với những quy trình sản xuất tiên tiến, góp phần thay đổi tập quán sản xuất, giảm chi phí, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác...

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Chuyển giao khoa học - kỹ thuật (KHKT) được xem là “chìa khóa” giúp sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao. Thông qua các lớp dạy nghề, tập huấn, nhiều tiến bộ KHKT mới đã được áp dụng giúp người dân tiếp cận được với những quy trình sản xuất tiên tiến, góp phần thay đổi tập quán sản xuất, giảm chi phí, bảo vệ môi trường, nâng cao thu nhập trên đơn vị diện tích đất canh tác...

Hiệu quả chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Gia đình ông Lê Văn Tỉnh, thị trấn Thiệu Hóa áp dụng KHKT trong sản xuất dưa Kim Hoàng hậu.

Xác định vai trò của KHKT trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã tích cực đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ KHKT, đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất. Mỗi năm, huyện tổ chức hơn 100 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT về trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhất là tập trung chỉ đạo việc ứng dụng KHKT vào các lĩnh vực giống cây trồng, kỹ thuật canh tác, bón phân, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất, công nghệ bảo quản sau thu hoạch, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP... Bên cạnh đó, tổ chức trình diễn các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học, các phương pháp canh tác tiên tiến, như: nhà lưới, nhà màng, sử dụng chế phẩm sinh học, công nghệ tưới nhỏ giọt... Trong chăn nuôi, huyện tập trung chuyển giao tiến bộ trong thụ tinh nhân tạo, tạo ra các giống bò lai có năng suất và chất lượng cao, như bò lai Zebu, bò lai BBB; riêng bò lai BBB có giá trị cao gấp 1,5 lần các giống bò khác cùng thời điểm... Thông qua việc chuyển giao KHKT, nhiều giống cây trồng mới đã được đưa vào sản xuất, như: TBR225, BC15, VNR20, cTBR225, Q5, VNR88, cVNR20, Đài Thơm 8,... đã khẳng định được ưu thế vượt trội, mang lại năng suất, sản lượng và giá trị kinh tế cao. Các mô hình chuyển giao tiến bộ KHKT được triển khai và nhân rộng đã và đang góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ 15 đến 20% so với diện tích sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống.

Là một trong những đơn vị trực tiếp thực hiện chuyển giao KHKT cho hội viên và người dân trên địa bàn toàn tỉnh, Hội Làm vườn và Trang trại tỉnh Thanh Hóa hằng năm mở hơn 400 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT với trên 11 nghìn hội viên tham gia, như: cải tạo vườn tạp, chăn nuôi đệm lót sinh học, kỹ thuật chiết ghép cây giống, ghép quả, nhân giống cây mới, kỹ thuật làm mạ khay, nuôi ong... Cũng trong năm 2021, hội đã triển khai thực hiện các mô hình khuyến nông để chuyển giao các tiến bộ KHKT, từ đó nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, như: trồng rau, hoa trong nhà màng ở các huyện Đông Sơn, Như Thanh, Nga Sơn,...; nuôi thỏ trắng New Zealand ở các huyện Hậu Lộc, Thọ Xuân, Đông Sơn; trồng thanh long leo giàn sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt tại huyện Đông Sơn; nuôi ong mật tại huyện Cẩm Thủy... Từ việc áp dụng KHKT đã hình thành được các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân, như: mô hình liên kết chăn nuôi gà thả vườn; sản xuất, chế biến mật ong sạch; sản xuất ngô ngọt đường bằng giống lai hibrix...

Có thể nói, hiệu quả mang lại từ công tác chuyển giao tiến bộ KHKT thông qua tuyên truyền, đào tạo, tập huấn khuyến nông những năm qua đã góp phần thay đổi tập quán sản xuất của người dân, giảm chi phí vật tư, công lao động, bảo vệ môi trường. Đồng thời, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng, vật nuôi, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ 15 đến 20% so với diện tích sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống. Để nâng cao hiệu quả của công tác chuyển giao KHKT, các địa phương tiếp tục kêu gọi, thu hút doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm để người dân mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác. Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình sản xuất ứng dụng KHKT phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng, trong điều kiện biến đổi khí hậu như hiện nay và gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm phù hợp với khả năng tiếp thu của người dân. Đồng thời, cần kết hợp chặt chẽ giữa việc xây dựng mô hình với đào tạo cán bộ kỹ thuật; tổ chức các cuộc tham quan, hội thảo đầu bờ,... để người dân tiếp cận, nắm vững, làm chủ kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất một cách chủ động và quy mô hơn.

Bài và ảnh: Lê Ngọc


Bài và ảnh: Lê Ngọc

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]