(Baothanhhoa.vn) - Cách đây 3 năm, việc chăn nuôi của gia đình anh Cao Văn Lộc, xã Hà Phong (Hà Trung) chỉ là để tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp và có thêm thu nhập. Tuy nhiên, tư tưởng đó hoàn toàn thay đổi khi anh nhận thấy nhiều hộ gia đình trong xã có thể “bứt phá” nhờ đầu tư phát triển chăn nuôi.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Gỡ khó, phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn

Cách đây 3 năm, việc chăn nuôi của gia đình anh Cao Văn Lộc, xã Hà Phong (Hà Trung) chỉ là để tận dụng những phụ phẩm nông nghiệp và có thêm thu nhập. Tuy nhiên, tư tưởng đó hoàn toàn thay đổi khi anh nhận thấy nhiều hộ gia đình trong xã có thể “bứt phá” nhờ đầu tư phát triển chăn nuôi.

Trang trại chăn nuôi lợn của gia đình anh Lê Duy Thanh, xã Vân Sơn (Triệu Sơn).

Từ việc khơi thông tư tưởng, anh bắt đầu tìm hiểu quá trình đầu tư, phát triển chăn nuôi của các hộ dân trong khu trang trại Đông Phong Ngọc của huyện; đồng thời, tìm hiểu các mô hình chăn nuôi điển hình qua phương tiện truyền thông. Khi đã tích lũy cho mình những kinh nghiệm về kỹ thuật, đầu mối tiêu thụ từ các chủ trang trại; đồng thời được UBND xã Hà Long tạo điều kiện, cho đấu thầu mảnh đất 1,5 ha, năm 2015 gia đình anh quyết định chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại có quy mô hơn 400 con lợn thịt. Anh đã mạnh dạn vay vốn, đầu tư xây dựng trang trại chăn nuôi lợn khép kín, có hệ thống quạt thông gió, hệ thống xử lý nước và chất thải bằng công nghệ khí sinh học biogas. Quá trình chăn nuôi được thực hiện nghiêm ngặt theo quy trình CP, nghĩa là con giống trước khi đưa vào nuôi phải được kiểm định, nguồn thức ăn được sử dụng theo từng giai đoạn khác nhau, hằng ngày chuồng trại đều được dọn vệ sinh, phun thuốc khử trùng định kỳ. Ngoài ra, để bảo đảm thị trường tiêu thụ ổn định, anh đã đấu mối và ký hợp đồng tiêu thụ với một số cửa hàng thực phẩm sạch ở Hà Nội. Nhờ chuyển đổi chăn nuôi, nên con nuôi không xảy ra dịch bệnh và mặc dù thị trường chăn nuôi lợn vừa trải qua một cơn “bão giá”, song trang trại chăn nuôi của gia đình anh vẫn có thị trường tiêu thụ ổn định.

Ít ai nghĩ, trên những khu chuồng nuôi được xây dựng khép kín, có dàn máy làm mát, vòi uống nước tự động... hiện tại của gia đình anh Lê Duy Thanh, thôn 4, xã Vân Sơn (Triệu Sơn), trước đây chỉ là những chuồng chăn nuôi tạm bợ, công tác phòng dịch, vệ sinh môi trường không được bảo đảm, con nuôi bị dịch bệnh, nên chăn nuôi của gia đình bị thua lỗ. Nhận thấy, việc chăn nuôi tự phát, nhỏ lẻ không còn phù hợp với nhu cầu của thị trường, nên cuối năm 2015 anh Thanh đã quyết định chuyển đổi sang chăn nuôi quy mô lớn, hướng đến sự phát triển bền vững. Bắt tay vào thực hiện quyết định này, trước tiên anh Thanh đã mời kỹ sư chăn nuôi về tư vấn việc xây dựng chuồng trại trong điều kiện tốt nhất. Trang trại có diện tích 6 ha, với quy mô 2.000 con lợn được xây dựng theo thiết kế của các trang trại chăn nuôi theo quy trình CP. Quy trình chăn nuôi của trang trại được thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP, được giám sát chặt chẽ, từ khâu chọn giống, vệ sinh môi trường và công tác phòng trừ dịch bệnh. Anh Thanh cho biết, từ khi chuyển đổi sang chăn nuôi theo quy trình khép kín, trang trại của gia đình anh chưa bao giờ xảy ra dịch bệnh, con nuôi lớn nhanh, tỷ lệ nạc cao, thịt chắc, nên được nhiều đại lý đặt hàng tiêu thụ sản phẩm. Theo anh, chăn nuôi tập trung, quy mô lớn tuy nguồn vốn đầu tư lớn, nhưng ít chịu rủ ro về dịch bệnh, hiệu quả kinh tế cao và ổn định. Theo tính toán của anh, với khoảng 2.000 con lợn thịt/lứa, năm đầu tiên doanh thu của trang trại đạt khoảng 12 tỷ đồng, trừ chi phí lãi đạt khoảng 3 tỷ đồng, gấp gần 30 lần so với chăn nuôi nhỏ lẻ như trước kia. Năm 2018, doanh thu dự kiến của trang trại anh sẽ đạt khoảng 13 đến 15 tỷ đồng.

Khảo sát thực tế tại một số địa phương cho thấy, việc chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung, quy mô lớn đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ chăn nuôi. Bởi vậy, để khuyến khích, đẩy mạnh việc chuyển đổi chăn nuôi, những năm qua, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương đã tạo điều kiện về quỹ đất, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ vay vốn. Bên cạnh đó, còn có chính sách xây dựng hạ tầng khu trang trại, hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho tổ chức, cá nhân phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn. Cùng với đó, chủ động mời gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho các hộ chăn nuôi quy mô lớn.

Nhờ các giải pháp khuyến khích chuyển đổi chăn nuôi, nên lĩnh vực chăn nuôi của tỉnh đã bước đầu đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Thông tin từ Phòng Chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Hiện, tỉnh ta đã hình thành được các mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào quá trình nuôi, như: Mô hình chăn nuôi bò thịt chất lượng cao của Công ty CP chăn nuôi Bá Thước và Công ty TNHH Anh Minh Giang; mô hình chăn nuôi bò sữa của Công ty Sữa Việt Nam Vinamilk. Bên cạnh đó, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số mô hình liên kết chăn nuôi theo chuỗi, như: Công ty CP Nông sản Phú Gia, liên kết sản xuất chăn nuôi gà lông màu, lợn thịt ngoại tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân và xã Thiệu Phú, huyện Thiệu Hóa, với quy mô 120.000 con gà bố, mẹ, 320 con lợn nái sinh sản và 3.000 con lợn thịt ngoại/năm.


Bài và ảnh: Tiến Xuân

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]