(Baothanhhoa.vn) - Ngày 22-10, đoàn giám sát của Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh do đồng chí Lại Thế Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát về công tác quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản giai đoạn 2014-2017 tại huyện Hà Trung và Vĩnh Lộc.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Giám sát công tác quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản tại huyện Hà Trung và Vĩnh Lộc

Ngày 22-10, đoàn giám sát của Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh do đồng chí Lại Thế Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã giám sát về công tác quản lý, khai thác, sử dụng khoáng sản giai đoạn 2014-2017 tại huyện Hà Trung và Vĩnh Lộc.

Lại Thế Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Ban Kinh tế ngân sách HĐND tỉnh kết luận buổi làm việc.

Giai đoạn 2014-2017, trên địa bàn huyện Hà Trung có 57 mỏ được UBND tỉnh cấp phép khai thác khoáng sản, trong đó có 32 mỏ đang hoạt động; đã thu hồi giấy phép hoạt động của 24 mỏ; 1 mỏ đã hết hạn đang đề nghị được cấp phép tiếp, 1 doanh nghiệp được UBND tỉnh cho thuê bãi tập kết cát. Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Ban Thường vụ Huyện uỷ Hà Trung đã ban hành nhiều nghị quyết để tăng cường sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng đối với công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn. UBND huyện đã ban hành nhiều quyết định, chỉ thị để lãnh đạo triển khai toàn diện công tác quản lý, tài nguyên khoáng sản. Nhờ đó, đến nay, việc thực hiện các quy định về quản lý, sử dụng đất của các đơn vị có hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng cơ bản bảo đảm theo đúng quy định, sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới đất được thuê…

Huyện Vĩnh Lộc có 14 mỏ đá được cấp phép khai thác làm vật liệu xây dựng với tổng diện tích 61,96 ha, trữ lượng được phê duyệt 7.932.293m3; 6 mỏ đất san lấp với tổng diện tích là 25,3 ha, trữ lượng khai thác là 726.333m3; 3 mỏ đất sét làm ghạch tuynel với tổng diện tích 17,75 ha, trữ lượng khai thác là 846.394m3; 3 mỏ khai thác cát... Nhìn chung, các đơn vị cấp phép khai thác, tận thu khoáng sản sau khi nhận bàn giao mỏ đã đưa vào khai thác, có ý thức chấp chấp hành các quy định của Luật kháng sản, Luật đất đai, bảo đảm an toàn lao động, tiết kiệm tài nguyên, tạo thêm việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động, góp phần vào phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

Bên cạnh những mặt tích cực, công tác khai thác, sử dụng khoáng sản giai đoạn 2014-2017 trên địa bàn huyện Hà Trung, Vĩnh Lộc cũng còn một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục, như: Một số đơn vị chưa làm tốt công tác hoàn nguyên môi trường sau khai thác; việc kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác và bảo vệ môi trường chưa thường xuyên; sự phối hợp hành động bảo vệ môi trường giữa các các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ; thiếu phương tiện để phục vụ công tác kiểm tra; giám sát khối lượng khai thác tại mỏ, khối lượng xuất bán còn nhiều khó khăn.

Các huyện kiến nghị với Đoàn giám sát một số nội dung như: Đề nghị UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị đã hết thời hạn khai thác, không còn nhu cầu khai thác lập hồ sơ đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường; trang bị camera phục vụ cho công tác giám sát khối lượng xuất bán. Đồng thời, đề nghị các sở, ngành có liên quan tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp, đơn vị có hoạt động khoáng sản trên địa bàn hoàn thiện đầy đủ các hồ sơ, thủ tục theo quy định của pháp luật; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với việc chấp hành pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường đối với tình hình sử dụng đất của các doanh nghiệp trên địa bàn...

Kết luận buổi giám sát, đồng chí Lại Thế Nguyên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, Trưởng Ban Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh đã đánh giá cao sự vào cuộc của các địa phương trong công tác quản lý tài nguyên trên địa bàn. Tuy nhiên, đồng chí cũng chỉ ra rằng, công tác quản lý Nhà nước về công tác này vẫn còn nhiều bất cập, như một số mỏ không bảo đảm theo thiết kế, chưa khai thác theo thiết kế; các doanh nghiệp còn chưa quan tâm đến vấn đề đầu tư thiết bị hiện đại; khai thác, chế biến chưa sâu; một số mỏ chưa chấp hành tốt các quy định trong xử lý ô nhiễm môi trường. Đồng chí Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh yêu cầu các địa phương cần có giải pháp cụ thể hơn, chỉ ra những bất cập, hạn chế để khắc phục kịp thời trong thời gian tới. Rà soát lại quy hoạch các mỏ khoáng sản để báo cáo với UBND tỉnh; xây dựng kế hoạch cấp mỏ theo phương châm tiết kiệm, hiệu quả.

Đồng chí đề nghị các địa phương tiếp thu các ý kiến của Đoàn giám sát để hoàn thiện báo cáo trên cơ sở đề cương do Đoàn yêu cầu, nhất là các thống kê phải chính xác; cần làm việc cụ thể với các doanh nghiệp khai thác vật liệu thông thường để rà soát lại tổng thể công suất, ranh giới khai thác; đối với các đơn vị có trữ lượng ít thì nghiên cứu đẩy nhanh tiến độ khai thác, rút ngắn thời gian hoàn nguyên, đóng cửa mỏ theo quy định... Đặc biệt, cần phải đánh giá tổng thể để có phương án phát triển các đơn vị khai thác tài nguyên cho phù hợp với thực tiễn. Về vấn đề hoàn nguyên môi trường, đồng chí đề nghị cần phải thực hiện nghiêm túc, nhất là những khu vực tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến đời sống người dân; chủ động hơn nữa trong việc giám sát quá trình khai thác của doanh nghiệp...

Trước đó, Đoàn giám sát đã đến kiểm tra thực tế một số đơn vị khai thác, sử dụng khoáng sản trên địa bàn xã Hà Bình (Hà Trung) và xã Vĩnh Minh, Vĩnh Yên (Vĩnh Lộc).


Khánh Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]