(Baothanhhoa.vn) - Chỉ đạo tại hội nghị giao ban trực tuyến về tình hình thực hiện, giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA, nguồn vốn vay nước ngoài, diễn ra sáng 29 - 10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Người đứng đầu các ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về tiến độ giải ngân vốn ODA. Không để tâm lý “sống chết mặc bay”, “cù lì” của người đứng đầu tồn tại. Phải phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi từng dự án, có giải pháp tháo gỡ khó khăn ngay. Không để tình trạng có tiền mà không tiêu được.

Giải ngân vốn ODA: Lãnh đạo các cấp, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”

Chỉ đạo tại hội nghị giao ban trực tuyến về tình hình thực hiện, giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA, nguồn vốn vay nước ngoài, diễn ra sáng 29 - 10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Người đứng đầu các ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về tiến độ giải ngân vốn ODA. Không để tâm lý “sống chết mặc bay”, “cù lì” của người đứng đầu tồn tại. Phải phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi từng dự án, có giải pháp tháo gỡ khó khăn ngay. Không để tình trạng có tiền mà không tiêu được.

Giải ngân vốn ODA: Lãnh đạo các cấp, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng và Phó Bí thư Tỉnh ủy Đỗ Minh Tuấn đồng chủ trì tại điểm cầu Thanh Hóa.

Sáng 29 - 10, Văn phòng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị giao ban trực tuyến về tình hình thực hiện, giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA, nguồn vốn vay nước ngoài. Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ chủ trì hội nghị. Các đồng chí: Trương Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; Phạm Bình Minh - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Vũ Đức Đam - Phó Thủ tướng Chính phủ, Nguyễn Chí Dũng - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương cùng tham dự.

Tại điểm cầu Thanh Hóa, các đồng chí: Nguyễn Đình Xứng - Chủ tịch UBND tỉnh; Đỗ Minh Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy đồng chủ trì. Tham dự hội nghị còn có đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, cơ quan liên quan.

Theo tổng hợp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương tính đến hết tháng 10 - 2020 ước đạt 18.089 tỷ đồng, chỉ bằng 30,15% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao cả năm 2020, nhưng cao hơn so với cùng kỳ năm 2019 (12.367 tỷ đồng, đạt 27,09% kế hoạch năm 2019).

Những tháng gần đây, qua 2 cuộc giao ban của Thủ tướng Chính phủ, tiến độ giải ngân vốn ODA của các địa phương đã được đẩy nhanh hơn. Tuy nhiên, nhiều tỉnh, nhiều dự án sử dụng vốn ODA trong nước vẫn khá chậm trong giải ngân vốn. Thời gian còn lại của năm 2020 không nhiều, nếu không quyết liệt, sẽ không đạt kế hoạch.

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành Trung ương, các địa phương đã báo cáo tình hình thực hiện, thảo luận các giải pháp tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh thực hiện các dự án, thực hiện hiệu quả nguồn vốn.

Tại Thanh Hóa, tổng kế hoạch vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách Trung ương năm 2020 là 608,013 tỷ đồng, trong đó vốn từ năm 2019 kéo dài sang năm 2020 là 144,513 tỷ đồng; còn lại 463,5 tỷ đồng được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 1706/QĐ-TTg, ngày 29 - 11 - 2019.

Nguồn vốn này được phân bổ để triển khai 13 dự án thuộc nhiều lĩnh vực trên địa bàn tỉnh. Đến ngày 26 - 10, các ngành, địa phương của tỉnh đã giải ngân được 242,109 tỷ đồng, đạt 40% kế hạch vốn được giao. Trong đó, tính riêng trong gần 3 tháng qua - từ thời điểm Thủ tướng Chính phủ tổ chức hội nghị giao ban yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tiến độ giải ngân vào ngày 15 - 7, toàn tỉnh đã giải ngân được 118,775 tỷ đồng, bằng 98% giá trị giải ngân của cả 7 tháng trước đó (123,334 tỷ đồng). Tuy nhiên tình hình giải ngân vốn cho các dự án vẫn còn chậm và chưa đạt yêu cầu đề ra.

Giải ngân vốn ODA: Lãnh đạo các cấp, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”

Dự án Kè biển Quảng Nham (Quảng Xương) được đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, qua theo dõi tình hình thực hiện và giải ngân thực tế các dự án, có thể rút ra một số nguyên nhân khách quan khiến tình hình giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa còn chậm, đó là: Sự chồng chéo, bất cập của nhiều văn bản quy phạm pháp luật; một số dự án chưa ký hợp đồng vay lại vốn ODA; khác biệt về trình tự, thủ tục, chính sách của Việt Nam và nhà tài trợ về đấu thầu, giải phóng mặt bằng và tái định cư, quy trình thủ tục giải ngân…

Bên cạnh đó, cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan như: Thiếu cụ thể, quyết liệt trong đôn đốc, chỉ đạo thực hiện của các chủ đầu tư; công tác chuẩn bị hồ sơ, dự án còn chậm, phải rà soát, điều chỉnh trong quá trình thực hiện; công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở nhiều dự án còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công nhiều dự án, không có khối lượng để giải ngân vốn; năng lực, trách nhiệm của một số cán bộ, công chức trong xử lý hồ sơ, tham mưu giải quyết khó khăn, vướng mắc cho các dự án còn hạn chế…

Chỉ đạo tại điểm cầu Thanh Hóa, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng chỉ rõ những khó khăn, tồn tại trong giải ngân vốn ODA hiện tại của tỉnh. Theo đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh, đến nay Thanh Hóa có tiến độ giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vay nước ngoài được hơn 40% kế hoạch năm, tỷ lệ dự kiến đến hết năm 2020 đạt khoảng 80%. Như vậy, còn khoảng 20% vốn không thể giải ngân theo đúng kế hoạch.

Hiện nay có 3 dự án đang có nhiều vướng mắc chưa thể giải quyết với khoảng 96 tỷ đồng cần giải ngân; trong đó có 2 dự án do nguyên nhân khách quan là vướng mắc các thủ tục theo yêu cầu với nước ngoài và tình hình dịch bệnh COVID-19; 1 dự án chậm giải ngân chủ yếu là do nguyên nhân chủ quan từ Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, các sở ngành liên quan không báo cáo, đề xuất tỉnh trong huy động vốn đối ứng.

Giải ngân vốn ODA: Lãnh đạo các cấp, ngành có trách nhiệm chỉ đạo, không để tình trạng “có tiền mà không tiêu được”

Dự án nạo vét và tiêu thoát lũ cho Khu kinh tế Nghi Sơn đoạn qua phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn vẫn gần như dậm chân tại chỗ.

Để các dự án bảo đảm tiến độ thi công và giải ngân vốn trong những tháng còn lại, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý các chủ đầu tư phải lo phối hợp với các ngành, đấu mối vốn đối ứng, phối hợp với các địa phương để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cho triển khai dự án…

Sở Kế hoạch và Đầu tư với vai trò là tổng tham mưu, nếu xuất hiện tình huống không có vốn đối ứng, phải nghiên cứu và đề xuất giải pháp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết ngay.

Các sở ngành liên quan, các chủ đầu tư phải chủ động trong trình tự thủ tục, giải ngân vốn, có hướng giải quyết những khó khăn vướng mắc, nếu quá thẩm quyền phải có báo cáo ngay với Chủ tịch UBND tỉnh, UBND tỉnh.

Với những dự án thiếu vốn đối ứng của tỉnh, đồng chí giao các sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư cùng chủ đầu tư bàn bạc, tham mưu, đến ngày 3 - 11, phải đề xuất tìm được nguồn huy động vốn đối ứng cho các dự án.

Với 3 dự án khả năng chưa thể giải ngân hết trong năm 2020, chủ đầu tư và các sở liên quan phải có đề xuất UBND tỉnh để báo cáo Trung ương xin chủ trương điều chỉnh vốn sang năm 2021.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao và thống nhất với tinh thần báo cáo của các bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; đồng thời biểu dương sự quyết tâm của nhiều địa phương trong triển khai và giải ngân vốn ODA.

Thủ tướng tái khẳng định, ODA là nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Về những tồn tại, khó khăn và nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn ODA còn chậm, các tỉnh phải kiểm tra thường xuyên, kịp thời đưa ra hướng giải quyết. Các bộ ngành Trung ương cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, có cách huy động bài bản hơn, khả thi hơn nhằm thu hút thêm nhiều nguồn vốn ODA hơn nữa.

Với 2 tháng còn lại và năm 2021, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: Còn hơn 60% vốn ODA giao năm 2020 chưa được giải ngân, nhưng chỉ còn 2 tháng để thực hiện nên tất cả phải quyết liệt hơn nữa. Yêu cầu các bộ trưởng, lãnh đạo các tỉnh phải quyết liệt chỉ đạo, đôn đốc triển khai các dự án để thực hiện hiệu quả việc giải ngân.

Người đứng đầu các ngành, địa phương phải chịu trách nhiệm về tiến độ giải ngân vốn ODA. Không để tâm lý “sống chết mặc bay”, “cù lì” của người đứng đầu tồn tại. Phải phân công lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi từng dự án, có giải pháp tháo gỡ khó khăn ngay.

Các bộ, ngành, địa phương chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ trong việc bố trí vốn đối ứng theo yêu cầu của phía cho vay vốn. Lãnh đạo các cấp, ngành có trách nhiệm quan tâm chỉ đạo, không để tình trạng có tiền mà không tiêu được. Phải coi đó là sự yếu kém trong điều hành công việc; cần nhìn lại, có phê bình, kiểm điểm những đơn vị không hoàn thành kế hoạch giải ngân.

Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan nghiên cứu đổi mới và đơn giản hóa các thủ tuc pháp lý trong triển khai dự án ODA; sửa đổi một số nghị định, quy định có điểm không còn thực sự phù hợp.

Lê Đồng

Tin liên quan:

Lê Đồng

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]