(Baothanhhoa.vn) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 17.907 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động. Bước vào năm 2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại, đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, với nỗ lực vượt khó và những kinh nghiệm trong các giải pháp điều hành, nhiều DN vẫn giữ vững hoạt động sản xuất, kinh doanh, với doanh thu ổn định và bảo đảm việc làm cho người lao động.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 17.907 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động. Bước vào năm 2021, dịch bệnh COVID-19 bùng phát trở lại, đã tác động không nhỏ đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, với nỗ lực vượt khó và những kinh nghiệm trong các giải pháp điều hành, nhiều DN vẫn giữ vững hoạt động sản xuất, kinh doanh, với doanh thu ổn định và bảo đảm việc làm cho người lao động.

Doanh nghiệp khắc phục khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài

Đóng thùng sản phẩm tại Công ty TNHH Aeonmed Việt Nam, Khu Công nghiệp Lễ Môn.

Theo thống kê từ Sở Công Thương, trong 5 tháng đầu năm, nhóm các mặt hàng vật liệu xây dựng như gạch ốp lát, đá, xi măng... là lĩnh vực đạt mức tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ do nhu cầu tiêu thụ tăng. Tại Công ty CP Đầu tư phát triển Vicenza thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Thanh Hóa (Khu Công nghiệp Lễ Môn – TP Thanh Hóa), từ đầu năm đến nay, DN vẫn sản xuất ổn định và tiếp nhận thêm nhiều đơn hàng mới. Ông Nguyễn Thanh Hải, Phó tổng Giám đốc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển đô thị Thanh Hóa, cho biết: Để chủ động ứng phó với những khó khăn do dịch bệnh mang lại, ngay từ đầu năm, đơn vị đã xây dựng phương án dự trữ nguồn nguyên liệu gấp đôi so với trước; đồng thời cải tiến máy móc thiết bị để đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đồng thời, tiết giảm các hoạt động không cần thiết, cơ cấu lại sản xuất tinh gọn để sản xuất sản phẩm đạt chất lượng; đồng thời, duy trì ổn định giá, tập trung khai thác tốt các thị trường truyền thống để có được những đơn hàng lớn, dài hạn.

Tại Công ty TNHH KH Vina, Khu B - Khu Công nghiệp Bỉm Sơn, tuy có công ty mẹ “bảo trợ” cả về nguồn cung nguyên liệu và ưu tiên phân phối sản phẩm, nhưng dịch bệnh COVID-19 kéo dài đã có những tác động trực tiếp lên hoạt động của công ty, như: Thời gian vận chuyển nguyên liệu kéo dài do công tác kiểm soát phòng dịch tại các cửa khẩu, đơn giá vận chuyển tăng. Để ứng phó với tình hình, công ty đã xây dựng kế hoạch đặt nguyên liệu sớm hơn khoảng 1 tuần so với trước đó, nhanh chóng chuyển một bộ phận dây chuyền sang sản xuất đồ mặc ở nhà, đồng thời tăng cường các giải pháp quảng bá sản phẩm bằng các kênh online. Ông Lê Đình Linh, phó giám đốc công ty cho biết: Nhờ những giải pháp trên, những tháng đầu năm, đơn vị vẫn có đủ nguyên liệu sản xuất ổn định, chưa phải thực hiện việc cắt giảm lao động.

Tại Công ty CP Sản xuất hóa mỹ phẩm Ban Mai Sunrise, TP Thanh Hóa, xác định tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục kéo dài, bên cạnh sản phẩm về hóa mỹ phẩm truyền thống cung ứng ra thị trường, DN đã đầu tư dây chuyền sản xuất và cho ra mắt những sản phẩm sát khuẩn, đa dạng hóa mặt hàng. Hiện nay, việc tiêu thụ lượng hàng hóa khá ổn định. Lãnh đạo công ty cho biết, sẽ tiếp tục duy trì nguồn lao động và đầu tư máy móc để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường nội địa để bảo đảm sản xuất, kinh doanh.

Theo Sở Công Thương, sản phẩm công nghiệp chủ yếu vẫn tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ. Trong đó, một số sản phẩm tăng rất cao, như: Hàng may mặc, giầy da, điện thương phẩm, thép Nghi Sơn, dầu ăn thực vật, thủy sản chế biến. Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các DN trên địa bàn tỉnh đã linh hoạt cơ cấu lại sản xuất, giữ công nhân có tay nghề, kinh nghiệm. Đồng thời, tập trung thực hiện các giải pháp đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm khách hàng để duy trì đà phát triển. Với sự linh hoạt, nhanh nhạy trong chuyển đổi, cơ cấu lại sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiện nhiều đơn vị, DN đã ký kết được các đơn hàng dài, tạo đà cho tăng trưởng sản xuất trong quý II và những tháng tiếp theo của năm 2021.

Hiện nay, nhiều DN sản xuất hàng may mặc tại Thanh Hóa đã có đơn hàng sản xuất cho quý III, thậm chí đến hết năm. Thị trường tiêu thụ đối với một số nhóm hàng như sắt thép, dầu ăn, thủy, hải sản, gỗ... cũng có nhiều dấu hiệu tăng trưởng tích cực, là điều kiện thuận lợi để các DN tập trung đẩy mạnh sản xuất, duy trì mức tăng trưởng trong những tháng tiếp theo. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh COVID–19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, ngành công thương đề nghị các DN thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch.

Thực tế cho thấy, trong khó khăn, nhiều DN trên địa bàn tỉnh đã chủ động, sáng tạo tìm ra các giải pháp phù hợp để vừa ứng phó với dịch bệnh, vừa bảo đảm duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và chờ cơ hội bứt phá. Theo Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hóa, sự năng động, sáng tạo, nhanh nhạy về thị trường có vai trò quyết định sự sống còn của DN trong thời điểm này. Nhiều DN, do khó khăn về thị trường xuất khẩu đã phát huy lợi thế cạnh tranh tại thị trường nội địa, tập trung nguồn lực đẩy mạnh sản xuất, tìm kiếm đơn hàng mới tại thị trường nội địa.

Bài và ảnh: Tùng Lâm


Bài và ảnh: Tùng Lâm

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]