(Baothanhhoa.vn) - Những năm gần đây, công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh được đẩy mạnh, với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, đơn vị trong tỉnh, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống nông dân.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng khoa học và công nghệ nâng cao giá trị sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp

Ghép tạo thành công cây hoa giấy 5 màu tại Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa.

Những năm gần đây, công tác nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh được đẩy mạnh, với sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp, đơn vị trong tỉnh, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện đời sống nông dân.

Sau khi nghiên cứu, tiếp nhận kỹ thuật ghép và trồng cây hoa giấy 5 màu, Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa đã nhanh chóng triển khai mở rộng sản xuất để phục vụ nhu cầu giống cây cảnh đường phố đang ngày một tăng cao, đồng thời tích cực chuyển giao kỹ thuật cho các hộ dân có nhu cầu để phát triển sản xuất. Sau hơn 2 năm, đến nay, công ty đã ghép được hơn 4.000 cây hoa giấy 5 màu, sản xuất đến đâu bán hết đến đó, đồng thời chuyển giao kỹ thuật cho hàng chục hộ dân trong tỉnh... Từ năm 2018 đến nay, Công ty CP Giống cây trồng Thanh Hóa đã phối hợp với các địa phương và hội nông dân các cấp tổ chức được 132 lớp tập huấn, chuyển giao KH&CN cho bà con nông dân. Nhiều hộ nông dân đã tìm được hướng phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình sau khi được công ty chuyển giao kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất, nhất là hỗ trợ về giống cây trồng mới.

Mặc dù mới được thành lập chưa lâu, nhưng Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã trở thành một địa chỉ tin cậy của bà con nông dân và các doanh nghiệp, HTX nông nghiệp có nhu cầu tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Từ năm 2018 đến nay, viện đã tổ chức khảo nghiệm hơn 200 giống lúa, ngô, lạc, đậu tương; nghiên cứu phát triển, chuyển giao các cây rau, cây hoa, cây ăn quả, giống cây lâm nghiệp; đồng thời phối hợp với các trung tâm dạy nghề cấp huyện tổ chức các lớp hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân trong tỉnh. Với sự quan tâm của các ngành, các cấp và sự tham gia tích cực của các đơn vị, doanh nghiệp, việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ngày càng được tăng cường và đạt được những kết quả tích cực.

Theo số liệu thống kê, giai đoạn 2016-2020, trong lĩnh vực nông nghiệp đã có 77 nhiệm vụ KH&CN (chiếm 38,7% so với tổng số nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh) với tổng số vốn trên 323 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp khoa học là trên 132 tỷ đồng. Đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hầu hết các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật đều chứng minh được hiệu quả về kinh tế, chất lượng, giải phóng sức lao động, để hướng đến một nền nông nghiệp hiện đại như: mô hình trồng dưa taki Nhật Bản trong nhà màng, nhà lưới; mô hình trồng dưa vàng, rau hữu cơ; mô hình trồng cam công nghệ cao tại huyện Thạch Thành; các mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, mô hình sản xuất theo VietGAP, GlobalGAP như mô hình sản xuất chanh leo theo chuỗi giá trị tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa... Việc chú trọng ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp đã tạo ra sự chuyển mình lớn cho nền nông nghiệp của tỉnh. Điều này được minh chứng rõ khi mà tỷ lệ giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ước đạt gần 25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của toàn tỉnh. Hầu hết các mô hình nông nghiệp ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp đều đạt hiệu quả kinh tế vượt trội, với lợi nhuận trung bình đạt 200 triệu đồng/ha/năm đối với mô hình trồng trọt, gấp 2,5 đến 3 lần so với sản xuất nông nghiệp thông thường; chăn nuôi lợi nhuận bình quân đạt từ 1,5 đến 2 tỷ đồng/trang trại/năm, gấp 2 lần so với chăn nuôi truyền thống; thủy sản lợi nhuận hơn 2 tỷ đồng/ha/năm. Điều đáng nói là có tới 80% các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng KH&CN trên địa bàn tỉnh đã có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, 20% mô hình còn lại có thị trường tiêu thụ ổn định.

Tr.H


Tr.H

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]