(Baothanhhoa.vn) - Hay tin có Dự án Thủy điện Hồi Xuân, bà con Nhân dân các xã dọc sông Mã lo nhiều hơn mừng! Nhưng vì lợi ích chung của quốc gia, người dân sẵn sàng nhượng lại mảnh đất cha ông để đi tìm nơi ở mới. Không ai nghĩ, một thủy điện Hồi Xuân sau khi triển khai rầm rộ lại “đắp chiếu” dài ngày, để lại vô số những hệ lụy đối với người dân, chính quyền các địa phương...

Khi lợi ích “nhường” về thủy điện

Hay tin có Dự án Thủy điện Hồi Xuân, bà con Nhân dân các xã dọc sông Mã lo nhiều hơn mừng! Nhưng vì lợi ích chung của quốc gia, người dân sẵn sàng nhượng lại mảnh đất cha ông để đi tìm nơi ở mới. Không ai nghĩ, một thủy điện Hồi Xuân sau khi triển khai rầm rộ lại “đắp chiếu” dài ngày, để lại vô số những hệ lụy đối với người dân, chính quyền các địa phương...

Khi lợi ích “nhường” về thủy điệnHạng mục cầu treo xã Phú Sơn thi công dang dở.

Ở trái phép trên đất nông nghiệp...

Phải khó khăn lắm tôi mới tìm được hộ gia đình bà Hà Thị Khuê, sinh năm 1970, ở bản Chiềng, xã Phú Xuân. Trường hợp gia đình bà Khuê và 32 hộ gia đình còn lại của bản, sau khi nhận tiền bồi thường đất, hỗ trợ hoa màu thì tự tìm vị trí mới để tái định cư. Trước khi nhượng đất cho thủy điện, gia đình bà Khuê ở ngay trục đường chính của xã. Ban đầu, bà Khuê không đồng tình với việc phải nhượng lại mảnh đất cha ông nhưng khi chính quyền đến vận động, tuyên truyền về tầm quan trọng của dự án, bà Khuê đã đồng ý.

Giờ thì căn nhà của bà Khuê nằm lọt thỏm trong rừng luồng. Bà Khuê cho biết, năm 2017 thực hiện dự án thủy điện, Nhà nước thu hồi đất, gia đình bà được bồi thường 140 triệu đồng, sau đó tự tìm đất tái định cư. Do con cái đều đã có cuộc sống riêng, bà Khuê thì bệnh tật nên nhờ người thân tìm mua được mảnh đất 200m2, với giá 26 triệu đồng. “Họ bán thì mình mua, cũng không biết đấy là đất nông nghiệp nên gia đình xây căn nhà cấp bốn, chi phí hết 140 triệu đồng, coi như phải vay mượn tiền mua đất”.

Ông Cao Xuân Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Sơn, cho biết: Dự án Thủy điện Hồi Xuân đang nợ địa phương nhiều hạng mục hạ tầng đường giao thông, như: đường tránh ngập, cầu treo dân sinh. Đối với 33 trường hợp phải di dời tái định cư của bản Chiềng, sau khi nhượng đất cho thủy điện, nhiều hộ dân đã mua được đất xây nhà ở vị trí mới, nhiều hộ xây dựng ngay trên đất trồng luồng, vì quỹ đất ở của địa phương eo hẹp nên đa phần người dân xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp.

Ông Hà Thanh Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Lệ, cho biết: Tại kỳ tiếp xúc cử tri vừa qua, bà con xã Phú Lệ đã đề nghị đẩy nhanh tiến độ công trình đường giao thông từ Quốc lộ 15A vào nhà văn hóa bản Sải, Khu di tích lịch sử hang Co Phương, đồng thời giải quyết tiền hỗ trợ bồi thường cho các hộ dân nằm trong quy hoạch di tích để người dân mua đất, xây dựng nhà ở. Tuy nhiên, tuyến đường này nằm trong 7 tuyến đường thuộc trách nhiệm hoàn trả tránh ngập của Dự án Thủy điện Hồi Xuân. Hiện nay, dự án đã thực hiện đào nền, thông tuyến kết nối giao thông từ Quốc lộ 15 đến nhà văn hóa bản Sải, Khu di tích lịch sử hang Co Phương. Phần mặt đường và hệ thống thoát nước ngang, nước dọc chưa được thực hiện...

Bên cạnh đó, trường hợp 68 hộ dân bản Sải thực hiện nhường đất cho dự án, do khó khăn về quỹ đất ở, không tìm được vị trí mới nên nhiều hộ gia đình đã xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp.

... ngổn ngang khi thực hiện dự án

Xã Phú Xuân nằm trong khu vực lòng hồ thủy điện Hồi Xuân, có 10/11 bản bị ảnh hưởng về đất sản xuất và đất ở. Tại các bản, như: Tân Sơn, Éo, Thu Đông, Vui, Giá... bị thu hồi đất ở phải di chuyển đến nơi ở mới theo quy hoạch khu dân cư nông thôn đã được phê duyệt. Riêng bản Sa Lắng đã di chuyển 52/53 hộ đến ở khu tái định cư tập trung mới. Tuy nhiên đến nay, cuộc sống của người dân vẫn chưa ổn định. Một số hạng mục như nhà văn hóa, kè taluy dương, taluy âm và cống rãnh thoát nước mặt bằng vẫn chưa thi công.

Ông Cao Hồng Được, Chủ tịch UBND xã Phú Xuân, cho biết: Trên địa bàn xã có 338 hộ phải di dời nhà ở đến khu tái định cư mới để nhượng đất cho Dự án Thủy điện Hồi Xuân. Hiện tại đã di dời 307 hộ, số hộ chưa di dời là 31 hộ, nguyên nhân chưa di dời là do các hộ tái định cư tự do chưa tìm được đất ở mới; một số hộ chưa nhất trí với mức bồi thường đất và tài sản trên đất. Trong khi đó, các công trình bị ảnh hưởng bởi thực hiện dự án mà chủ đầu tư phải hoàn trả thì chưa thực hiện được nên đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân, như: công trình xây dựng cầu treo xã Phú Xuân phục vụ đi lại cho hơn 400 hộ dân, thuộc 5 bản (Mí, Bá, Phé, Vui, Sa Lắng). Các tuyến làm đường tránh ngập thủy điện chưa được hoàn trả, như: đường từ bản Phé đi bản Mí; đường giao thông đi bản Giá; đường lên xuống bến đò Sa Lắng (cả 2 bờ sông); đường lên xuống bến đò bản Vui (cả 2 bờ sông)...Vì vậy, đề nghị các cấp, các ngành, chủ đầu tư dự án sớm thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân thuộc diện phải thu hồi đất sản xuất để ổn định đời sống. Có phương án quy hoạch xây dựng khu tái định cư cho các hộ chưa di dời nhà ở tại bản Vui, Bá, Phé để tránh tình trạng xây dựng nhà ở trái phép trên đất nông nghiệp. Thực hiện chi trả tiền hỗ trợ giải phóng mặt bằng cho bà con, hoàn thiện các công trình xây dựng khu tái định cư Sa Lắng và các công trình khác theo đúng cam kết...

Bài và ảnh: Sơn Đình



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]