(Baothanhhoa.vn) - Lễ hội Trò Chiềng tại làng Trịnh Xá diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, đồng thời tôn vinh công đức to lớn của Tam Công Trịnh Quốc Bảo - người đã có nhiều đóng góp cho lịch sử, văn hóa của dân tộc dưới triều đại nhà Lý. Ông cũng là người đã tạo dựng nên Lễ hội Trò Chiềng - di sản văn hóa phi vật thể quý giá của dân tộc.

Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội Trò Chiềng tại làng Trịnh Xá diễn ra từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng nhằm bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, đồng thời tôn vinh công đức to lớn của Tam Công Trịnh Quốc Bảo - người đã có nhiều đóng góp cho lịch sử, văn hóa của dân tộc dưới triều đại nhà Lý. Ông cũng là người đã tạo dựng nên Lễ hội Trò Chiềng - di sản văn hóa phi vật thể quý giá của dân tộc.

Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể

Sáng 21/2 (12/1 âm lịch), xã Yên Ninh (Yên Định) đã tổ chức khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng năm 2024 với quy mô “Đại trò”. Đại diện lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, lãnh đạo huyện Yên Định, các xã trong huyện cùng đông đảo các tầng lớp Nhân dân và du khách thập phương về dự.

Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể

Các đại biểu và đông đảo Nhân dân dự khai mạc lễ hội.

Lễ hội Trò Chiềng ở làng Trịnh Xá là lễ hội phản ánh cuộc sống lao động, chiến đấu, mơ ước của Nhân dân, gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm và tên tuổi của Tướng quân Tam công Trịnh Quốc Bảo - người có công lớn dẹp giặc, gìn giữ non sông, tạo dựng và truyền dạy Trò Chiềng cho người dân trong xã.

Ngày 20/6/2017, Lễ hội Trò Chiềng đã được Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể

Nghi lễ cúng tế Phụng Nghinh

Tướng quân Tam Công Trịnh Quốc Bảo (998 - 1085) còn có tên là Trịnh Bạn, người làng Trịnh Xá (làng Chiềng). Ông làm quan dưới triều Lý, có công giúp vua Lý Thánh Tông đánh quân Tống ở phía Bắc, dẹp yên giặc Chiêm Thành ở phía Nam nên được phong là Đông Phương Hắc Quang Đại Vương.

Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể

Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể

Nghi thức rước trò ra sân bãi.

Theo truyền thuyết dân gian, vua Lý Thánh Tông lệnh cho tướng quân Trịnh Quốc Bảo tìm kế sách đánh giặc. Một lần, trong giấc chiêm bao, ông thấy 2 con voi (ứng với đó là 2 ngọn núi: Núi Vàng và núi Khoai, nằm ở phía Tây của làng Trịnh Xá) giữa một cánh đồng đang gầm gừ nhau. Ông đã nghĩ ra cách đánh giặc bằng cách xây dựng một đội tượng binh bằng tre nứa trông như voi thật. Ngoài ra, ở vòi voi còn được trang bị pháo hoa để lúc xung trận, pháo hoa phát hỏa, kèm theo tiếng nổ như sấm vang, chớp giật, khói bay mù mịt khiến quân giặc hoảng sợ bỏ chạy. Thắng trận, triều Lý mở hội, ôn lại chiến thắng giặc Chiêm Thành.

Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể

Đồng chí Hoàng Trung Hưng, Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy đánh trống khai mạc lễ hội

Lễ hội Trò Chiềng được tổ chức gồm 2 phần: Phần lễ được mở đầu với nghi thức cúng tế Phụng Nghinh, dâng hương, rước voi từ đình làng Trịnh Xá đưa về sân vận động của xã để báo công với Thành hoàng làng về một năm lao động sản xuất của người dân địa phương.

Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể

Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể

Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể

Phần hội được diễn ra với 12 trò diễn đặc sắc như: Kén rể, tẩu mã, chọi voi, chọi rồng, cá chép hóa rồng, lễ rước Phụng Hoàn...; trong đó, trò chọi voi được xem là đặc sắc nhất và trở thành một nét đẹp văn hóa được chính quyền các cấp, Nhân dân gìn giữ và tổ chức hằng năm. Phần hội còn diễn ra sôi nổi với các phần thi: làm bánh nhãn, bánh lá răng bừa - những sản phẩm truyền thống của địa phương.

Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể

Sau khi trò diễn kết thúc, tất cả voi, ngựa, rồng, được đem hóa yết cáo trời đất, tri ân công đức của cha ông và các bậc tiền nhân. Lễ hội là hoạt động văn, đáp ứng nhu cầu tâm linh của Nhân dân, cầu cho dân khang, vật thịnh, mùa màng tốt tươi; là dịp để người dân bày tỏ lòng thành kính và biết ơn tới các vị thần linh, tiền nhân đã có công trong công cuộc dựng nước và giữ nước.

Lê Hà

Tin liên quan:
  • Khai Xuân Lễ hội Trò Chiềng - Di sản văn hóa phi vật thể
    Yên Định bảo tồn di sản gắn với phát triển du lịch

    Bảo tồn và phát huy giá trị di sản là một trong những nhiệm vụ quan trọng, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống tinh thần cho người dân. Xác định được điều đó, huyện Yên Định đã chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đặc biệt gắn công tác này với quảng bá, phát triển du lịch tại địa phương.


Lê Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]