Huyện Thiệu Hóa khai thác tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế
Huyện Thiệu Hóa có đường bộ, đường thủy chạy qua, nơi trung chuyển lên các huyện miền núi phía Tây của tỉnh; là trung tâm của các tuyến đường như cao tốc Bắc - Nam, Quốc lộ 45, cùng nhiều tuyến giao thông quan trọng khác. Đây được coi là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đi đôi với đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hóa đến năm 2045.
Công nhân Trung tâm chế biến nông sản, thực phẩm công nghệ cao tại xã Thiệu Phú trong ca sản xuất.
Theo quyết định phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hóa đến năm 2045, huyện Thiệu Hóa được phân chia thành 4 tiểu vùng. Vùng I, là vùng kinh tế động lực của huyện, sẽ tập trung phát triển đô thị gắn với dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, kết hợp du lịch văn hóa trải nghiệm. Vùng II, tập trung sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển chủ yếu theo hướng đô thị, dịch vụ và sinh thái nông nghiệp. Vùng III, định hướng phát triển dịch vụ thương mại, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch văn hóa tâm linh. Vùng IV, định hướng phát triển dịch vụ thương mại, vận tải, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sản xuất nông nghiêp ứng ụng công nghệ cao.
Để khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, trong những năm qua, huyện Thiệu Hóa đã ban hành các nghị quyết, kế hoạch, đề án, phương án và chương trình hành động để tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, như: Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 15-12-2015 về tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2025; Nghị quyết số 06-NQ/HU ngày 30-8-2016 về việc tiếp tục vận động Nhân dân chuyển đổi ruộng đất và chuyển đổi theo nhóm hộ, để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp”; Nghị quyết số 68/2018/NQ-HĐND ngày 28-12-2018 của HĐND huyện về việc hỗ trợ phát triển sản xuất rau, củ, quả an toàn và hoa trong nhà màng, giai đoạn 2019-2021... Đồng thời, huyện tổ chức thực hiện tốt công tác tích tụ, tập trung đất đai; đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đưa các loại giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Hiện trên địa bàn huyện đã quy hoạch 5 vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn (vùng sản xuất lúa, vùng sản xuất rau an toàn, vùng sản xuất ớt xuất khẩu, vùng sản xuất khoai tây, vùng sản xuất ngô ngọt và ngô thương phẩm), hình thành và phát triển các chuỗi giá trị trong sản xuất, các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao như sản xuất rau an toàn theo hướng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới... Lĩnh vực trồng trọt đã chuyển dịch theo hướng sản xuất từ số lượng sang chất lượng, hiệu quả kinh tế; cơ cấu thời vụ có sự chuyển biến rõ nét theo hướng tích cực, thực hiện theo đúng lịch sản xuất và thời vụ của tỉnh. Các giống lúa chất lượng cao được sử dụng với diện tích ngày càng tăng và giá trị kinh tế cao hơn các giống lúa thông thường từ 1,2 - 1,5 lần. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học - kỹ thuật, mở rộng cơ giới hóa trong sản xuất. Ngành chăn nuôi chuyển dịch từ chăn nuôi nông hộ, phân tán nhỏ lẻ sang chăn nuôi trang trại, gia trại. Một số giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như lợn ngoại hướng nạc, bò lai BBB, bò lai Zebu, gà Ai Cập, gà ISA brow, vịt SuperM, vịt Khaki Cambell... Việc thụ tinh nhân tạo cho bò được thực hiện có hiệu quả, đến nay tỷ lệ bò lai của huyện đạt trên 97% tổng đàn. Nuôi trồng thủy sản tiếp tục được quan tâm phát triển, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản là 395 ha, sản lượng bình quân hàng năm đạt 1.184 tấn/năm và giá trị sản xuất đạt 40,63 tỷ đồng/năm. Bước đầu đã xây dựng được vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, với diện tích 50 ha tại đồng Vước thuộc xã Thiệu Công và xã Thiệu Long; xây dựng các mô hình hợp tác, liên kết, ứng dụng khoa học công nghệ trong nuôi trồng thủy sản có hiệu quả cao như HTX nông nghiệp và thủy sản Minh Long liên kết nuôi thủy sản tại đồng Vước, HTX cá giống Minh Tâm sản xuất và tiêu thụ cá giống tại xã Minh Tâm.
Đi đôi với đó, nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư, khai thác tiềm năng, lợi thế trên địa bàn để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, huyện Thiệu Hóa đã và đang quy hoạch, hoàn chỉnh thủ tục để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn, như: KCN Giang – Quang – Thịnh, diện tích khoảng 300 ha; CCN Vạn Hà 1, tại xã Thiệu Phú, diện tích giai đoạn 1 là 17 ha, hiện đã cơ bản giải phóng xong mặt bằng và Công ty CP Tập đoàn 36 đang đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật... Dự kiến tháng 12–2022, Tập đoàn Hua ly Đài Loan lắp đặt dây chuyền sản xuất giày xuất khẩu, thu hút 12.000 lao động và tiếp đó huyện tiếp tục đầu tư giai đoạn 2, với diện tích từ 12 ha đến 18 ha, thu hút 13.000 lao động đến 18.000 lao động...; CCN Hậu Hiền, tại xã Minh Tâm, diện tích 50 ha và CCN Ngọc Vũ, tại 2 xã Thiệu Ngọc, Thiệu Vũ, diện tích 50 ha, 2 CCN này đang hoàn chỉnh hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thu hút đầu tư các ngành nghề may mặc, giày da, điện tử, ứng dụng công nghệ cao... Hiện 2 CCN này đã có nhà đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, nhà đầu tư đăng ký đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh... Trên địa bàn huyện còn có hai cụm làng nghề là đúc đồng Trà Đông, tại xã Thiệu Trung; ươm tơ dệt nhiễu, tại thị trấn Thiệu Hóa. Với những chính sách và định hướng đó, trong những năm gần đây, huyện Thiệu Hóa đã thu hút nhiều dự án, như: khu thương mại cao cấp BC Smart, khu dịch vụ thương mại Thực Hằng, khu dịch vụ thương mại tổng hợp Huy Toàn, khu dịch vụ thương mại tổng hợp Lan Chi, siêu thị A&S Mart, khu thương mại tổng hợp Miền Tây Thanh Hóa, khu dịch vụ thương mại Cường Dung, khu thương mại - dịch vụ tổng hợp Hoàng Gia.
Để công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển, huyện Thiệu Hóa tăng cường công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch, xác định công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng gắn với công tác giải phóng mặt bằng phục vụ đầu tư các dự án là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả hệ thống chính trị, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện bảo đảm tính hiệu quả và khả thi của các quy hoạch. Khuyến khích và thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao theo chuỗi giá trị gắn với công nghiệp chế biến, năng lượng xanh, thông minh. Phát triển tiểu thủ công nghiệp gắn với các nghề truyền thống, nghề nhân cấy mới và thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm hiệu quả kinh tế cao và thu hút nhiều lao động. Tranh thủ tối đa và hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh, vốn lồng ghép từ các chương trình mục tiêu để xây dựng hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, như các tuyến giao thông kết nối các vùng, các trung tâm kinh tế trong và ngoài huyện theo quy hoạch; hệ thống cung cấp điện bảo đảm công suất phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công, lựa chọn các công trình, dự án quy mô lớn, quan trọng, có tác động lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội và tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước để tái đầu tư... Kết quả 6 tháng đầu năm 2022, giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Thiệu Hóa ước đạt hơn 1.261 tỷ đồng, tăng 16,3% so với cùng kỳ. Hiện nay các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Thiệu Hóa bảo đảm việc làm thường xuyên cho khoảng 4.250 lao động, thu nhập bình quân hơn 6,5 triệu đồng/người/tháng; các cơ sở tiểu thủ công nghiệp giải quyết việc làm cho khoảng 2.870 lao động, với thu nhập bình quân 4,5 triệu đồng đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Đồng chí Nguyễn Thế Anh, Chủ tịch UBND huyện Thiệu Hóa, cho biết: Huyện Thiệu Hóa đã và đang tiếp tục khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn để phát triển kinh tế. Trong đó, chú trọng việc quản lý, thực hiện tốt quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Thiệu Hóa đến năm 2045. Qua đó, xác định mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng tăng trưởng xanh đa ngành, lấy công nghiệp, thương mại – dịch vụ và sản xuất công nghệ cao là định hướng phát triển ưu tiên, bảo đảm việc làm và thu nhập ngày càng cao cho người dân. Đồng thời, huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại, là nền tảng quan trọng trong thu hút đầu tư, phát triển của huyện trong thời gian tới.
Bài và ảnh: Xuân Hùng
{name} - {time}
-
7 giờ trước
Trung Quốc chính thức lên tiếng phản đối chính sách thuế quan của Mỹ
-
7 giờ trước
Thủ tướng: Hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi
-
10:52 25/06/2022
Hội Cựu chiến binh Vĩnh Lộc giúp nhau phát triển kinh tế
Phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô lớn
Nguyên nhân các sản phẩm khó tiêu thụ trên sàn giao dịch điện tử
Nhân rộng các cửa hàng nông sản sạch
Các chi nhánh Agribank triển khai thực hiện Nghị định 31 của Chính phủ
Khai trương cửa hàng quà tặng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa
Thanh Hóa: Thu ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm đạt 93,6% dự toán giao năm 2022
Đề xuất giải pháp phát triển bền vững thủy lợi, chủ động phòng, chống thiên tai
Bảo vệ cây trồng mùa nắng nóng
Đa dạng sản phẩm nông nghiệp an toàn
Địa phương
Thời tiết
- 20°C - 28°CNhiều mây, không mưa
- 21°C - 26°CNhiều mây, không mưa