Hoàn thành mục tiêu thành lập doanh nghiệp mới: Còn nhiều khó khăn
Nhân viên Công ty TNHH Vật tư và Dịch vụ thương mại Ngọc Sơn (Thọ Xuân) giới thiệu sản phẩm với khách hàng.
6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 1.218 doanh nghiệp (DN) đăng ký thành lập mới, mặc dù tăng 2,4% so với cùng kỳ nhưng mới chỉ đạt 40,6% so với kế hoạch.
Với mục tiêu thành lập 3.000 DN mới trong năm nay, đòi hỏi các địa phương cần nỗ lực hơn nữa trong công tác rà soát, vận động thành lập DN mới. Đồng thời, tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các DN mới hoạt động.
Theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm, chỉ có 5/27 địa phương đạt hơn 50% kế hoạch thành lập DN mới là Thọ Xuân (62,8%), Đông Sơn (51,7%), Vĩnh Lộc (64%), Như Thanh (51,4%), Bá Thước (52%). Có tới 16/27 địa phương có kết quả phát triển DN đạt thấp hơn so với cùng kỳ. Một số địa phương đạt kết quả rất thấp, như: Thị xã Bỉm Sơn (32%); các huyện: Thường Xuân (30%), Hà Trung (28,6%), Thiệu Hóa (25%), Quảng Xương (29,1%), Lang Chánh (20%), Quan Sơn (8%), riêng huyện Mường Lát chưa thành lập mới được DN nào.
Là một địa phương có tiềm năng và dư địa lớn trong phát triển DN mới với số lượng các hộ kinh doanh cá thể nhiều, lĩnh vực kinh doanh đa dạng, hàng năm, TP Thanh Hóa đều đạt và vượt chỉ tiêu, kế hoạch thành lập DN mới. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm nay, TP Thanh Hóa cũng mới thành lập được 541 DN, đạt 45% kế hoạch. Đại diện lãnh đạo UBND TP Thanh Hóa, cho biết: Mặc dù số lượng các hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn khá dồi dào, nhưng phần lớn vẫn còn e dè khi chuyển đổi mô hình hoạt động DN. Để đạt kế hoạch thành lập DN mới trong năm nay, những tháng cuối năm, TP Thanh Hóa sẽ tiếp tục giao cho các tổ vận động thành lập DN đến các hộ cá thể có tiềm năng, doanh thu lớn để tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục thành lập DN mới, hỗ trợ thủ tục kế toán, thuế với các DN có nhu cầu. Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện về giải phóng mặt bằng để thu hút các nhà đầu tư sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.
Không có nhiều lợi thế như các huyện miền xuôi, các huyện miền núi khá “chật vật” trong việc hoàn thành mục tiêu phát triển DN mới. Những năm vừa qua, huyện Như Thanh là một trong những địa phương hoàn thành sớm mục tiêu phát triển DN, tuy nhiên 6 tháng năm 2019, địa phương này cũng mới thành lập được 18 DN mới, giảm 3 DN so với cùng kỳ. Mặc dù số lượng DN thành lập mới trên địa bàn đã đạt 51,4% nhưng không đồng đều giữa các xã, thị trấn trong huyện. Xã Hải Long (Như Thanh) được giao kế hoạch thành lập 2 DN trong năm nay. Tuy nhiên, 6 tháng đầu năm, xã chưa thành lập được DN mới nào. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Hải Long, chia sẻ: Hiện nay, trên địa bàn xã có 8 DN đang hoạt động. Mặc dù gần thị trấn, nhưng các cơ sở kinh doanh khá nhỏ lẻ, chưa đủ tiềm lực thành lập DN. Trên địa bàn xã cũng đã được quy hoạch cụm công nghiệp Hải Long; tuy nhiên, do công tác đầu tư hạ tầng kỹ thuật chưa thực hiện xong nên nhiều DN có nhu cầu thuê đất nhưng chưa thực hiện được.
Tiềm năng để phát triển DN trên địa bàn tỉnh hiện còn khá lớn, trong đó có nhiều hộ kinh doanh hoàn toàn có đủ điều kiện về doanh thu, số lượng lao động để chuyển đổi thành DN. Với quyết tâm hoàn thành mục tiêu phát triển DN năm 2019, ngay từ đầu tháng 6, các khóa đào tạo khởi sự DN và bồi dưỡng doanh nhân đã được đồng loạt tổ chức tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đang chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan đi kiểm tra, đôn đốc công tác phát triển DN tại những địa phương khó khăn. Tuy nhiên, con số khoảng 1.800 DN phải thành lập mới trong 6 tháng cuối năm là mục tiêu rất lớn, cần sự vào cuộc thực sự của các sở, ngành, các địa phương. Cùng với công tác vận động, tuyên truyền, hỗ trợ, các địa phương cần tích cực phối hợp với ngành thuế tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, rà soát hộ kinh doanh và xác định doanh thu, tiền thuế khoán sát với thực tế. Ngành thuế, các lực lượng chức năng cũng cần làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý đối với hộ kinh doanh trên địa bàn, trọng tâm là chống thất thu thuế và chấn chỉnh công tác quản lý khoán thuế đối với hộ kinh doanh. Trên cơ sở đó, đề xuất các biện pháp chấn chỉnh công tác quản lý khoán thuế đối với hộ kinh doanh theo hướng chuyển hộ kinh doanh quy mô lớn đang quản lý theo mô hình khoán sang nộp thuế theo kê khai và hạch toán kế toán, nhất là các hộ kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, ăn uống, dịch vụ vận tải và kinh doanh bán lẻ.
Minh Hằng
{name} - {time}
-
47 phút trước
Khai mạc Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may và nguyên phụ liệu năm 2025
-
56 phút trước
Đòn thuế mới có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết
-
13:19 11/07/2019
Cần “bà đỡ” cho thanh niên khởi nghiệp
Xã Hoằng Khánh thực hiện nhiều giải pháp nâng cao thu nhập người dân
Xuất khẩu thủy sản đạt hơn 51,4 triệu USD
352 HTX nông nghiệp được xếp loại khá, giỏi
Những quy định tối thiểu mà mỗi chủ tàu và ngư dân cần ghi nhớ khi ra khơi
Tự động hóa trồng nấm: Từ ý tưởng đến thực tiễn
Nuôi tôm theo hướng công nghệ cao tại xã Hoằng Lưu
Một mùa mưa bão phức tạp – nhận định từ cơ quan chuyên môn
Chỉ sử dụng được 70m trong tổng số 230m cầu tàu tại Cảng cá Lạch Hới
Khuyến cáo ngư dân thực hiện các quy định khắc phục “thẻ vàng” IUU
Địa phương
Thời tiết
- 23°C - 28°CCó mây, không mưa
- 23°C - 27°CCó mây, không mưa