(Baothanhhoa.vn) - “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ, giai đoạn 2022-2030” là đề án đầu tiên về phát triển kinh tế tập thể (KTTT) với đặc thù riêng cho giới nữ được Chính phủ giao hội LHPN các cấp triển khai thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để phát huy vai trò của phụ nữ cả nước nói chung, phụ nữ Thanh Hóa nói riêng tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý

“Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ, giai đoạn 2022-2030” là đề án đầu tiên về phát triển kinh tế tập thể (KTTT) với đặc thù riêng cho giới nữ được Chính phủ giao hội LHPN các cấp triển khai thực hiện. Đây là cơ sở quan trọng để phát huy vai trò của phụ nữ cả nước nói chung, phụ nữ Thanh Hóa nói riêng tham gia thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới.

Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý

Các thành viên HTX trồng rau sạch Nhuận Thạch do phụ nữ tham gia quản lý ở phường Đông Tiến chăm sóc cây ớt.

Mô hình HTX sản xuất và kinh doanh mắm tép do phụ nữ tham gia quản lý xã Hoạt Giang được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo nâng cấp từ tổ hợp tác lên HTX theo Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2022-2030”. HTX có 20 thành viên, vốn điều lệ hoạt động 40 triệu đồng. Việc phát triển từ tổ hợp tác lên HTX nhằm duy trì và phát triển nghề truyền thống mắm tép của địa phương từng là sản vật tiến vua, cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ thương hiệu “mắm tép” Hà Yên, tạo việc làm cho nhiều lao động.

Để HTX phát huy thế mạnh, Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ 2 giá kệ trưng bày sản phẩm, 70 chum làm mắm, 1.250 lọ thủy tinh đựng sản phẩm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và tập huấn với tổng kinh phí 100 triệu đồng. Sau gần 1 năm hỗ trợ, đến nay trung bình mỗi tháng HTX sản xuất được 1.600kg mắm thành phẩm, giá bán 200 ngàn đồng/kg, doanh thu đạt 320 triệu đồng/tháng, trừ chi phí, lợi nhuận còn 50%.

Tương tự, HTX chăn nuôi tổng hợp xã Tây Đô có 10 thành viên được Hội LHPN tỉnh hỗ trợ mỗi hộ 300 con gà giống và 4,2 tạ thức ăn. Các thành viên đã chăm sóc con giống tốt và bán thịt, đồng thời giữ lại một phần gà bố, mẹ để tái đàn; có hộ giữ lại một phần vốn tiếp tục mua con giống nuôi gối vụ... Với cách làm này, các thành viên HTX luôn duy trì được tổng đàn và có nguồn thu nhập ổn định. Chị em liên kết hỗ trợ nhau các khâu dịch vụ, thị trường... nên chi phí giảm, tăng lợi nhuận.

Đây là 2 trong số 5 HTX được Hội LHPN tỉnh chỉ đạo thành lập theo Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý và tạo việc làm cho lao động nữ giai đoạn 2022-2030”, gồm: HTX trồng cây nông sản xã Thiệu Hóa; HTX chăn nuôi tổng hợp xã Tây Đô; HTX chăn nuôi tổng hợp phường Bỉm Sơn; HTX sản xuất và kinh doanh mắm tép do phụ nữ tham gia quản lý ở xã Hoạt Giang và HTX trồng rau sạch Nhuận Thạch do phụ nữ tham gia quản lý ở phường Đông Tiến.

Để kích cầu cho HTX hoạt động hiệu quả, Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ gần 600 triệu đồng mua giống, phân bón, thức ăn, trang thiết bị... trao cho thành viên các HTX; tập huấn nâng cao năng lực cho nữ quản lý và thành viên, tổ chức các diễn đàn kết nối cung cầu, định hướng phát triển sản xuất gắn với các sản phẩm chủ lực của từng vùng, từng địa phương, xây dựng sản phẩm OCOP... Theo đó, đến nay Hội LHPN tỉnh đã tổ chức được 5 lớp tập huấn, nâng cao năng lực cho 570 chị là cán bộ hội LHPN các cấp, ban quản lý HTX; tổ chức tham quan, học tập các mô hình KTTT tiêu biểu trong và ngoài tỉnh; truyền thông “Phát huy lợi thế sản phẩm bản địa - Động lực phát triển của HTX” với sự tham gia của 400 hội viên, phụ nữ, thành viên các HTX trên địa bàn tỉnh; tổ chức diễn đàn “Kết nối doanh nghiệp và các HTX, các mô hình KTTT” cho trên 300 chị là quản lý, thành viên HTX tiếp cận thông tin, phát triển thị trường. Qua đó nâng cao năng lực để HTX phát triển một cách bền vững. Đến nay, toàn tỉnh có 372 mô hình KTTT do phụ nữ quản lý, tạo việc làm thường xuyên cho trên 4.000 hội viên, phụ nữ và nhiều lao động thời vụ.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Ngô Thị Hồng Hảo cho biết: Việc phát triển các mô hình KTTT đã giúp hội viên, phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập, đồng thời tạo sự đoàn kết, gắn bó, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương. Những kết quả đạt được là tiền đề quan trọng để Hội LHPN tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả đề án trong cả giai đoạn, nhằm phát triển, củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động các mô hình KTTT. Đặc biệt là để HTX nâng cao khả năng cạnh tranh, tạo ra chuỗi sản phẩm hàng hóa an toàn thực phẩm, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế.

Bài và ảnh: Lê Hà



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]