(Baothanhhoa.vn) - Xác định thành công trong công tác giảm nghèo là tiền đề quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của các phong trào khác, Hội LHPN tỉnh đã tập trung triển khai nhân rộng nhiều mô hình giảm nghèo, giúp nhiều chị em vươn lên thoát nghèo bền vững.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Hiệu quả từ việc nhân rộng các mô hình giảm nghèo của Hội LHPN tỉnh

Xác định thành công trong công tác giảm nghèo là tiền đề quan trọng, thúc đẩy sự phát triển của các phong trào khác, Hội LHPN tỉnh đã tập trung triển khai nhân rộng nhiều mô hình giảm nghèo, giúp nhiều chị em vươn lên thoát nghèo bền vững.

Hiệu quả từ việc nhân rộng các mô hình giảm nghèo của Hội LHPN tỉnh

Hội LHPN phường Ba Đình, thị xã Bỉm Sơn trao bò giống sinh sản cho 3 hộ hội viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn phường.

Nhằm kịp thời nắm bắt và hỗ trợ hội viên, phụ nữ trong phát triển kinh tế, hằng năm, các cấp hội LHPN đã khảo sát nhu cầu hội viên, phụ nữ ở cơ sở. Từ đó, xây dựng mô hình giảm nghèo phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của hội viên, phụ nữ và tình hình thực tế tại địa phương. Kết quả, từ năm 2016 đến nay, Hội LHPN tỉnh đã thực hiện được 15 dự án giảm nghèo; trong đó có 10 dự án xây dựng mô hình phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững (8 mô hình tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản, 1 mô hình tổ hợp tác chăn nuôi dê sinh sản và 1 mô hình tổ hợp tác chăn nuôi vịt bầu cổ xanh); với tổng kinh phí thực hiện là trên 7,3 tỷ đồng (ngân sách tỉnh cấp 3,688 tỷ đồng, vốn đối ứng từ các thành viên 3,617 tỷ đồng).

Bà Phạm Thị Hương, ở xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) thuộc diện hộ cận nghèo. Năm 2018, gia đình bà được hội phụ nữ xã bình xét tham gia dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Với số tiền được hỗ trợ 8 triệu đồng, kết hợp cùng nguồn vốn đối ứng của gia đình, bà mua 1 con bò cái sinh sản để chăn nuôi. Bà Hương chia sẻ: Nhờ được Nhà nước quan tâm hỗ trợ vốn, lại được tham gia các khóa tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và được cán bộ Trạm Khuyến nông huyện tư vấn, tôi đã biết áp dụng các kiến thức trong chăn nuôi. Bò giống của gia đình khỏe mạnh, nhanh lớn, năm 2020 bò đã đẻ được một con bê đực rất bụ sữa, phàm ăn. Gia đình chỉ cần nuôi 5 - 6 tháng là có thể xuất bán với giá từ 12 đến 15 triệu đồng/con.

Theo chị Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh: Hầu hết hội viên, phụ nữ nghèo đều thiếu vốn sản xuất, chưa có việc làm ổn định, chưa có kỹ thuật sản xuất... Sau khi được tham gia các mô hình giảm nghèo thì có việc làm, thu nhập tăng rõ rệt. Nhờ được nâng cao kiến thức sản xuất, kiến thức về thị trường, thay đổi tập quán sản xuất theo hướng đa cây, đa con nên nhiều mô hình hỗ trợ hội viên, phụ nữ nghèo đang mang lại hiệu quả và có tính bền vững. Từ năm 2016 đến nay, Hội LHPN tỉnh đã trao 274 bò cái sinh sản, 134 dê giống sinh sản và 5.000 vịt bầu cổ xanh cho 391 hội viên, phụ nữ nghèo. Hiện, các tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản đã phát triển thêm được 52 con bò và bê, nâng tổng số bò, bê lên 326 con; nhân rộng được 2 tổ hợp tác chăn nuôi vịt bầu cổ xanh, nâng tổng số vịt lên 10.000 con. Riêng năm 2020, Hội LHPN tỉnh đã hỗ trợ 1 tổ hợp tác nuôi vịt phát triển thành HTX nuôi vịt. Thông qua các dự án, mô hình đã giúp cho 166 hộ thoát nghèo, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để nhân rộng các mô hình, góp phần vào công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững, hội LHPN các cấp đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giúp người dân và hội viên, phụ nữ hiểu rõ mục đích, ý nghĩa, nội dung, cách thức tổ chức hoạt động, tiêu chí lựa chọn đối tượng thụ hưởng và tự nguyện đăng ký tham gia vào các dự án, mô hình được triển khai trên địa bàn. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kiến thức, kỹ thuật trong chăn nuôi, như: lựa chọn con giống, thức ăn; chăm sóc, vệ sinh thú y, các biện pháp bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi, xử lý chất thải, bảo vệ môi trường; cách phát hiện bệnh kịp thời và cách phòng trị một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi quy mô nhỏ; cách xây dựng chuồng trại chăn nuôi đúng kỹ thuật.

Bên cạnh đó, hội LHPN các cấp, tổ trưởng tổ hợp tác cũng thường xuyên sinh hoạt định kỳ, để các thành viên trong tổ chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế. Mặt khác, các cấp hội thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các mô hình trước, trong và sau khi triển khai thực hiện; thực hiện việc thông tin, báo cáo tiến độ thực trạng của mô hình theo định kỳ và đột xuất. Từ đó, có các biện pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, giúp các mô hình hoạt động hiệu quả hơn. Ngoài ra Hội LHPN tỉnh đã chủ động tìm kiếm các nguồn lực, kêu gọi các đơn vị, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo khác. Với những biện pháp, cách làm sáng tạo, hiệu quả từ các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng sinh kế, đã tạo được điểm tựa giúp hội viên, phụ nữ vươn lên thoát nghèo bền vững và xây dựng gia đình no ấm.

Bài và ảnh: Mai Phương


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]