(Baothanhhoa.vn) - Ngày 27/6/2011, Di tích Thành Nhà Hồ được Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) ghi vào danh mục di sản thế giới tại kỳ họp lần thứ 35 ở Paris (Cộng hòa Pháp). Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới khẳng định tính toàn vẹn, tính xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản độc đáo này. Đây không chỉ là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa nói riêng mà còn là niềm tự hào của cả nước trong dòng chảy lịch sử, văn hóa dân tộc.

Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chiến lược Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ

Ngày 27/6/2011, Di tích Thành Nhà Hồ được Ủy ban Di sản Thế giới (WHC) ghi vào danh mục di sản thế giới tại kỳ họp lần thứ 35 ở Paris (Cộng hòa Pháp). Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận Di sản văn hóa thế giới khẳng định tính toàn vẹn, tính xác thực và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản độc đáo này. Đây không chỉ là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Thanh Hóa nói riêng mà còn là niềm tự hào của cả nước trong dòng chảy lịch sử, văn hóa dân tộc.

Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chiến lược Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà HồDu khách tham quan hiện vật Di sản thế giới Thành Nhà Hồ. Ảnh tư liệu: Thành nhà Hồ

Xác định tầm quan trọng, uy tín quốc gia và quốc tế của một di sản thế giới. Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã tích cực tham mưu và thực hiện những nhiệm vụ chiến lược tại di sản, đặc biệt là thực hiện các cam kết của quốc gia thành viên với UNESCO, trung tâm tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện 5 nhiệm vụ chiến lược gồm:

Thứ nhất: Xây dựng và ban hành các văn bản phục vụ công tác quản lý khu di sản.

Thứ hai: Xây dựng và thực hiện quy hoạch tổng thể bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản.

Thứ ba: Xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý và cam kết với UNESCO về chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị khu di sản.

Thứ tư: Xây dựng và thực hiện chương trình khảo cổ học chiến lược tại khu di sản.

Thứ năm: Xây dựng và thực hiện chương trình, đề án khai thác, phát triển du lịch Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.

Những nhiệm vụ trên được đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hoàn thành đã góp phần không nhỏ vào việc nâng tầm vị thế của Di sản Thành Nhà Hồ trong hệ thống các di sản thế giới ở Việt Nam nói riêng và trên trường quốc tế nói chung. Bên cạnh đó, trung tâm còn chú trọng khai thác tiềm năng, thế mạnh từ tài nguyên văn hóa vốn có của di sản, nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần phát huy giá trị di sản trong đời sống cộng đồng.

Những nỗ lực và đổi mới sáng tạo của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành Nhà Hồ đã đem lại hiệu quả thiết thực. UNESCO đánh giá cao công tác bảo tồn di sản tại các kỳ họp thường niên. Cộng đồng địa phương và du khách có đánh giá và phản hồi tích cực về những hoạt động đổi mới tại di sản.

Do đó, mỗi năm di sản đã thu hút hàng trăm nghìn lượt khách đến tham quan, vãn cảnh. Trong năm 2023, trung tâm đã đón tiếp và giới thiệu Di sản Thành Nhà Hồ cho trên 250.000 lượt khách, trong đó có không ít khách du lịch quốc tế. Đó là tiền đề quan trọng để Thành Nhà Hồ tiếp tục tạo nhiều sản phẩm du lịch lịch mới, phong phú đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách.

Nguyễn Bá Linh

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di sản Văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]