(Baothanhhoa.vn) - Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao, biến đổi khí hậu, nông nghiệp tuần hoàn được xem là một giải pháp hợp lý nhằm giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường. Với những giá trị mang lại, mô hình này hiện đang được nhân rộng tại các địa phương, tạo ra nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp sạch, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Hiệu quả mô hình nông nghiệp tuần hoàn

Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao, biến đổi khí hậu, nông nghiệp tuần hoàn được xem là một giải pháp hợp lý nhằm giảm chi phí đầu vào, bảo vệ môi trường. Với những giá trị mang lại, mô hình này hiện đang được nhân rộng tại các địa phương, tạo ra nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào trong sản xuất nông nghiệp sạch, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững.

Hiệu quả mô hình nông nghiệp tuần hoànMô hình nông nghiệp tuần hoàn nuôi vịt, cá và trồng cây ăn quả tại xã Thiệu Long (Thiệu Hóa).

Nông nghiệp tuần hoàn (NNTH) là khái niệm khá mới mẻ với một số người dân, nhưng thực tế, đây là quá trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, thông qua áp dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật, công nghệ sinh học... Các chất thải, phế phụ phẩm trong nông nghiệp sẽ được tái chế, trở thành nguyên liệu đầu vào cho quá trình mới. Tùy vào điều kiện sản xuất, người dân có thể lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi với quy mô, phù hợp với chuỗi khép kín, từ đó giảm được chi phí đầu vào, giúp người dân tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao nhận thức về tái sử dụng phế phụ phẩm và bảo vệ môi trường trong sản xuất.

Là một trong những hộ dân được địa phương tạo điều kiện đi thăm các mô hình nông nghiệp tuần hoàn không rác thải, ông Hoàng Văn Tương ở thôn Minh Đức, xã Thiệu Long (Thiệu Hóa) đã dồn đổi diện tích đất của gia đình thành nhiều khu để chăn nuôi vịt, nuôi cá và trồng cây ăn quả, ngô. Với mong muốn giảm chi phí sản xuất, ông Tương để vịt thải phân làm thức ăn cho cá; khi chúng bơi lội sẽ làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước giúp cho cá có đủ lượng oxy cần thiết trong quá trình hô hấp, thức ăn dư thừa, vương vãi của vịt đưa xuống ao cũng có thể làm thức ăn cho cá. Vì vậy, ông đã xây dựng chuồng nuôi vịt gần ao, sử dụng chất độn chuồng bằng trấu khô, rơm rạ để không bị hôi mốc, có sân tạo thành độ dốc cần thiết để vịt lên xuống dễ dàng. Bên cạnh đó, ông Tương thường dùng cá để ủ, cho ra thành phẩm dịch đạm cá hữu cơ an toàn, cung cấp nhiều dưỡng chất và các acid amin thiết yếu cho cây trồng. Đối với diện tích trồng ngô, những bắp hỏng, hạt lép được ông tận dụng xay, trộn để làm thức ăn cho vịt. Sau nhiều năm xây dựng trang trại theo mô hình tuần hoàn khép kín, ông Tương cho biết: “Mô hình này đã giúp tôi giảm khoảng 20% chi phí sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn; đồng thời hạn chế rác thải và các mùi hôi thối gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh”.

Trong chăn nuôi, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi hình thức sản xuất nhỏ lẻ sang chăn nuôi với quy mô tập trung, cải tạo hệ thống chuồng trại khép kín với tiêu chuẩn đảm bảo ấm về mùa đông, mát về mùa hè; xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải sử dụng làm khí đốt. Anh Trịnh Hữu Quang, xã Yên Phú (Yên Định), cho biết: “Với diện tích 2ha, ngoài việc đầu tư xây dựng trang trại với những máy móc hiện đại, tôi còn chú trọng xây dựng hệ thống lọc như các bể lọc phân, bể biogas, bể lắng... Nguồn chất thải chăn nuôi được xử lý bằng hầm biogas tận dụng làm chất đốt nấu ăn, sưởi ấm cho lợn vào mùa đông và quạt mát vào mùa hè. Bên cạnh đó, phân chuồng đã được xử lý tiếp tục được dùng làm phân bón cho vườn cây ăn quả, các loại rau xanh phục vụ nhu cầu hằng ngày của gia đình”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều mô hình sản xuất NNTH được thực hiện, như: mô hình trồng lúa - nấm ăn - sản xuất phân hữu cơ; mô hình trồng cỏ kết hợp nuôi bò; mô hình kinh tế tổng hợp bò - trùn quế - cỏ, ngô; cây ăn quả - gia súc, gia cầm - cá; mô hình lúa - cá... Hầu hết các mô hình đều chú trọng ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật, như: sử dụng các loại men vi sinh, chế phẩm sinh học, như Balasa Nol, EM, BioEM, nuôi ruồi lính đen, giun quế để xử lý các chất thải thành thức ăn chăn nuôi và dinh dưỡng cho cây trồng... Từ những mô hình đang được nhân rộng trên địa bàn toàn tỉnh, có thể khẳng định, NNTH mang lại nhiều lợi ích kép cho người dân, là hướng đi đúng đắn trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao, giúp người sản xuất giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế. Đồng thời, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra các sản phẩm an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Bài và ảnh: Lê Ngọc



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Thời tiết

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]