Góp phần phát triển các sản phẩm OCOP
Tính đến tháng 3/2024, toàn tỉnh có 479 sản phẩm OCOP đã được công nhận. Các sản phẩm sau khi được công nhận đều mở rộng thị trường, phát triển hệ thống mạng lưới tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng và thu nhập của các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh. Góp chung vào sự phát triển đó, Ngân hàng Chính sách xã hội - Chi nhánh tỉnh Thanh Hóa (NHCSXH Thanh Hóa) đã ưu tiên dành nguồn vốn để cho vay phát triển sản phẩm hàng hóa thuộc Chương trình OCOP.
Vốn chính sách góp phần xây dựng sản phẩm mang thương hiệu Nam Khánh Nest đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Tạo đà cho sản phẩm vươn xa
Thời gian qua, NHCSXH Nông Cống đã triển khai nhiều chương trình tín dụng chính sách cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với các làng nghề, phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn vốn tín dụng là chất xúc tác quan trọng thúc đẩy phát triển làng nghề, ngành nghề và thực hiện hiệu quả Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, Chương trình OCOP trên địa bàn huyện. Hiện, Nông Cống là một trong những địa phương phát triển được nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh với 20 sản phẩm OCOP 3 đến 4 sao.
Từ nguồn vốn vay ban đầu 100 triệu đồng, bà Nguyễn Thị Thạo ở xã Vạn Hòa (Nông Cống) đã đầu tư cải tiến mẫu mã, bao bì và nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng tốt hơn thị hiếu người tiêu dùng. Được biết, sau nhiều năm lập nghiệp xa quê, năm 2019 vợ chồng bà Thạo đã quyết định về quê khởi nghiệp, xây dựng sản phẩm yến sào mang thương hiệu Nam Khánh Nest. Khi mới đi vào hoạt động, doanh nghiệp gặp không ít khó khăn trong sản xuất, nhất là về thị trường và nguồn vốn đầu tư máy móc. Được NHCSXH huyện Nông Cống cho vay 100 triệu đồng vốn chính sách chương trình giải quyết việc làm, bà đã đầu tư thêm máy móc sản xuất các loại sản phẩm như yến tinh chế, yến rút lông, yến rút lông khô, yến ép thẳng, yến chưng sẵn. Một tháng công ty sản xuất và cung cấp ra thị trường từ 1 - 1,2 tạ yến thành phẩm với nhiều mức giá khác nhau, dao động từ 2,5 - 4,5 triệu đồng/hộp loại 100 gam; yến chưng sẵn 65.000 đồng đến 150.000 đồng/1 hũ, trong đó 90% sản phẩm được xuất khẩu. Hiện, sản phẩm yến sào mang thương hiệu Nam Khánh Nest đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao cấp tỉnh.
Cơ sở sản xuất kẹo lạc Hoàng Phương ở thôn Nam Thạch, xã Yên Trung (Yên Định) là một trong những hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm để phát triển sản phẩm OCOP được thị trường ưa chuộng. Được biết, trước đây, gia đình ông Nguyễn Văn Phương chuyên sản xuất các sản phẩm bánh kẹo gia truyền. Trước đây, sản phẩm chủ yếu bán ở địa phương, hoặc xuất bán cho một số đại lý trên địa bàn TP Thanh Hóa với số lượng không nhiều. Nhờ số tiền vay hơn 100 triệu đồng của ngân hàng, gia đình đã mạnh dạn đầu tư thêm máy móc hiện đại, quy trình sản xuất bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Năm 2023, sản phẩm kẹo lạc Hoàng Phương đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trước khi đạt OCOP, mỗi tháng cơ sở sử dụng 2 - 3 tấn nguyên liệu để sản xuất bánh kẹo, nhưng nay số lượng đã tăng 5 - 6 tấn/tháng. Thị trường tiêu thụ mở rộng ra các tỉnh Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương và nhiều khu du lịch tại các tỉnh, thành phố trong cả nước. Cơ sở sản xuất cũng tạo việc làm ổn định cho 4 - 8 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ với thu nhập 4 - 8 triệu đồng/người/tháng.
Sẵn sàng đáp ứng nguồn vốn, đồng hành sản xuất
Đến đầu tháng 3/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 14.000 tỷ đồng với 252.000 khách hàng còn dư nợ. Các chương trình tín dụng chính sách luôn gắn với việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội tại địa phương.
Bám sát định hướng, mục tiêu phát triển sản phẩm OCOP của các địa phương, NHCSXH Thanh Hóa đã chỉ đạo các phòng giao dịch phối hợp rà soát nắm bắt nhu cầu vay vốn của khách hàng, ưu tiên các nguồn vốn từ chương trình hộ nghèo, cận nghèo, giải quyết việc làm... để các chủ thể vay xây dựng, phát triển, mở rộng quy mô sản xuất sản phẩm OCOP. Chỉ tính riêng trong năm 2023, các phòng giao dịch NHCSXH trên địa bàn tỉnh đã cho vay 213 khách hàng, doanh số cho vay đạt 18,9 tỷ đồng. Phần lớn các hộ đang phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống cho người dân, nhất là ở khu vực nông thôn. Từ nguồn vốn vay, các hộ đã đầu tư thêm trang thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất, duy trì và phát triển các sản phẩm OCOP, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống; đồng thời tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nguồn vốn chính sách đã góp phần phát triển được 479 sản phẩm OCOP mang thương hiệu của địa phương.
Năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 120 sản phẩm OCOP trở lên. Bám sát mục tiêu này, NHCSXH Thanh Hóa cam kết sẵn sàng cung ứng nguồn vốn nhanh, kịp thời, với lãi suất ưu đãi đối với những khách hàng tham gia chương trình OCOP, đủ điều kiện, có nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất.
NHCSXH Thanh Hóa đang tiếp tục phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương rà soát các hộ vừa đủ điều kiện vay vốn ưu đãi vừa có mô hình phát triển sản phẩm OCOP để ưu tiên cho vay. Qua đó phát huy hiệu quả nguồn vốn vay, góp phần phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, XDNTM tại địa phương.
Bài và ảnh: Lương Khánh
{name} - {time}
-
2025-01-15 15:36:00
Thủ tướng chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
-
2025-01-15 15:02:00
Hành trình chinh phục giấc mơ “Thay thế hàng nhập khẩu – Made by Vietnam”
-
2024-03-18 14:12:00
Vinamilk 28 năm liên tiếp giữ danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao
Mở rộng thí điểm sử dụng cát biển làm nền đường các dự án giao thông
Bản tin tài chính 18/3/2024: Giá vàng sẽ giảm mạnh, trong khi chờ đợi tín hiệu từ Mỹ
Tập huấn điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024
Huy động các nguồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao Liên Lộc
Trên những cánh đồng liên kết sản xuất
Từ câu chuyện “treo” thưởng của doanh nghiệp
Bản tin tài chính 16/3/2024: Giá vàng thế giới giảm mạnh, trong nước ổn định
Nâng cao tiêu chí chợ kinh doanh thực phẩm
Phát triển sản phẩm nông nghiệp tiềm năng, lợi thế