Giải thưởng khoa học VinFuture 2025 nhận 1.705 đề cử toàn cầu
Ngày 22/5, ban tổ chức Giải thưởng Khoa học Công nghệ toàn cầu VinFuture cho biết vòng đề cử cho mùa giải thứ 5 đã chính thức khép lại với 1.705 hồ sơ đến từ khắp nơi trên thế giới.
Đặc biệt, số lượng đối tác đề cử chính thức của Giải thưởng đã tăng trưởng vượt bậc, đạt 14.772 đối tác – tăng hơn 12 lần so với con số 1.200 của mùa đầu tiên, xứng danh là nơi hội tụ của trí tuệ toàn cầu.
Theo ban tổ chức, mùa giải năm 2025 không chỉ bứt phá mạnh mẽ về số lượng đề cử mà còn có sự tham gia ngày càng sâu rộng của cộng đồng khoa học quốc tế uy tín. Trong đó, số đối tác đề cử tăng hơn 60% so với năm 2024, chủ yếu là nhà khoa học đến từ châu Mỹ (chiếm 31%), tiếp đến là châu Âu (28,6%), châu Á (26,8%), châu Phi (7,1%) và châu Đại Dương (6,5%).
Đặc biệt, gần 50% (7.240) trong số 14.772 đối tác đề cử năm nay là chuyên gia đến từ các trường đại học và viện nghiên cứu hàng đầu thế giới, như Đại học Harvard, Viện Công nghệ Massachusetts, Đại học Stanford (Hoa Kỳ), Đại học Cambridge, Đại học Oxford (Vương quốc Anh), Đại học Melbourne (Australia), Đại học Toronto (Canada), Đại học Quốc gia Singapore (Singapore)...
Đáng chú ý, 1.395 đối tác đề cử (tương đương 9,4%) là các nhà khoa học thuộc Top 2% các nhà nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới, theo xếp hạng của các chuyên gia Đại học Stanford.
Các đề cử năm 2025 tiếp tục trải rộng trên nhiều lĩnh vực thiết yếu của đời sống và phát triển bền vững toàn cầu, bao gồm: y học và chăm sóc sức khỏe (36,7%); năng lượng, giao thông vận tải và xây dựng (17,8%); môi trường và trái đất (17,8%); nông nghiệp và thực phẩm (11,3%). Đây đều là những lĩnh vực then chốt, phản ánh xu thế phát triển khoa học công nghệ của nhân loại và đang thu hút sự quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế.
Các đối tác đề cử của VinFuture cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và giới thiệu những công trình khoa học xứng đáng. Các công trình tạo ra những tác động tích cực đối với cuộc sống nhân loại, đồng thời góp phần lan tỏa thông tin về Giải thưởng VinFuture đến cộng đồng khoa học quốc tế.
Được thuyết phục bởi sứ mệnh cao cả và tính độc đáo của Giải thưởng VinFuture, các đối tác đề cử làm việc trên cơ sở tự nguyện. Năm 2024, từ đề cử của Giáo sư Monica Lam, chuyên gia khoa học máy tính hàng đầu tại Đại học Stanford (Hoa Kỳ), ông Jensen Huang - CEO kiêm người đồng sáng lập Nvidia, đã được vinh danh tại Giải thưởng Chính VinFuture nhờ những đóng góp từ ngành công nghiệp để thúc đẩy sự tiến bộ của học sâu.
Tiến sĩ Lê Thái Hà - Giám đốc Điều hành Quỹ VinFuture chia sẻ: "Sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng đối tác đề cử cùng chất lượng ngày càng cao của các công trình được đề cử qua từng năm không chỉ minh chứng cho niềm tin ngày càng vững chắc của cộng đồng khoa học quốc tế đối với Giải thưởng, mà còn phản ánh nhu cầu cấp thiết về những giải pháp khoa học – công nghệ đột phá nhằm xây dựng một thế giới nơi con người phát triển hài hòa với môi trường bền vững."
Vòng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture năm 2025 sẽ diễn ra từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8/2025, nhằm xem xét kỹ lưỡng và tuyển chọn ra những công trình xứng đáng nhất để tiến vào vòng xét giải cuối cùng.
Hội đồng Sơ khảo gồm 10 thành viên sẽ đánh giá các đề cử dựa trên quy trình xét duyệt nghiêm ngặt và các chuẩn mực quốc tế cao nhất, nhằm đảm bảo tính khoa học, công bằng và minh bạch. Các tiêu chí đánh giá cốt lõi bao gồm mức độ tiến bộ về khoa học công nghệ, tác động tích cực đối với cuộc sống của con người, cũng như quy mô và tính bền vững của dự án./.
Theo TTXVN
{name} - {time}
-
2025-05-22 16:24:00
Thanh Hóa dự báo mưa lớn kéo dài
-
2025-05-22 15:40:00
Cảnh báo lũ trên các sông khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa
-
2025-05-22 11:52:00
Ứng dụng KH&CN trong sản xuất lâm nghiệp
Bảo vệ tên miền “.vn” trước nguy cơ bị chiếm đoạt trái phép
Chủ động ứng phó với mưa lớn
Anh công bố siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới
Brazil là quốc gia sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất Mỹ Latinh
Hướng dẫn 5 bước lấy ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 2013 trên VNeID
Apple đối mặt áp lực về việc chuyển sản xuất iPhone về Mỹ
Mở hộp iPhone 16e thiết kế phụ kiện và thông số cần biết
Mỹ đảo ngược lệnh kiểm soát xuất khẩu chip AI tiên tiến dưới thời Biden
Phát hiện ký sinh trùng “đội lốt” tế bào người để trốn hệ miễn dịch