Gia đình - “ngôi trường đầu tiên” của con trẻ
Trong hành trình khôn lớn của mỗi đứa trẻ, gia đình là “ngôi trường đầu tiên” nuôi dưỡng cả thể chất lẫn tâm hồn. Dù xã hội ngày càng hiện đại, trẻ em được tiếp cận với nhiều hình thức giáo dục và môi trường phát triển đa dạng, nhưng vai trò của gia đình vẫn không thể thay thế. Đó là nơi định hình nhân cách, vun đắp tình cảm, truyền dạy giá trị sống và trang bị nền tảng đầu đời cho trẻ.
Gia đình là “ngôi trường đầu tiên” nuôi dưỡng cả thể chất lẫn tâm hồn của con trẻ.
Nhiều “cạm bẫy” rình rập
Xã hội ngày càng phát triển, công tác trẻ em được quan tâm, song thực tế trẻ em đã và đang phải đối mặt với nhiều nguy hiểm, cạm bẫy từ đời thực đến thế giới ảo. Không ít trường hợp trẻ bị bạo lực học đường, gặp tai nạn rủi ro như đuối nước, tai nạn giao thông... Bên cạnh những mối nguy hiểm từ đời thực, khi tiếp cận với không gian mạng, trẻ cũng đối mặt với không ít “cạm bẫy” từ những nội dung độc hại, không phù hợp với lứa tuổi. Thậm chí trẻ có nguy cơ bị dụ dỗ, bị xúc phạm, bôi nhọ danh dự hay sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của các em.
Chia sẻ về những vấn đề trên, chị Lê Vân Anh ở phường Hạc Thành cho biết: “Hiện nay, trẻ em phải đối mặt với nhiều nguy hiểm không lường trước được như bị người lạ dụ dỗ, bắt cóc, hoặc thậm chí bị xâm hại trong môi trường gần gũi như hàng xóm, họ hàng. Trẻ con bây giờ dễ tin người, lại ít kinh nghiệm nên nếu gia đình không dạy bảo sớm, không trò chuyện thường xuyên, các con dễ trở thành nạn nhân mà không biết kêu ai”.
Còn với chị Nguyễn Thanh Thúy cũng ở phường Hạc Thành - người từng phát hiện con gái bị các tài khoản trên mạng nhắn tin dụ dỗ gửi hình ảnh cá nhân - chia sẻ: “Không gian mạng tràn lan thông tin độc hại, clip bạo lực, khiêu dâm, các trào lưu nguy hiểm thậm chí là những đối tượng xấu gạ gẫm, lừa đảo rất tinh vi. Trong khi đó trẻ em chưa đủ nhận thức, bản lĩnh để nhận diện và tự bảo vệ mình trước những nguy hại đó”.
Cùng hoàn cảnh, anh Nguyễn Văn Thịnh ở phường Quảng Phú có con trai lớn học lớp 10 - cháu từng có giai đoạn ham chơi game với một nhóm bạn và gặp phải những mâu thuẫn trên mạng, bộc bạch: “Từ chơi game con đã phát sinh mâu thuẫn với nhóm bạn khác. Nhưng may mắn là gia đình đã phát hiện bất thường của con và tìm hiểu, can thiệp kịp thời. Sau sự việc đó gia đình đã giám sát chặt hơn, thường xuyên trò chuyện, động viên con học tập, rèn luyện”.
Tạo nền tảng, điểm tựa vững chắc
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Lời dạy giản dị ấy đến nay vẫn nguyên giá trị. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, gia đình càng giữ vai trò then chốt trong việc định hướng, giáo dục và bảo vệ trẻ em trước muôn vàn thay đổi của đời sống hiện đại. Gia đình không chỉ là nơi con người được sinh ra và lớn lên, mà còn là “cái nôi” đầu tiên hình thành nhân cách, vun đắp tâm hồn. Ở đó, trẻ được lớn lên trong vòng tay yêu thương, sự che chở và sẻ chia của cha mẹ, ông bà và các thành viên khác. Đó không đơn thuần là quan hệ huyết thống, mà còn là sự gắn bó về tinh thần, đạo đức, trí tuệ và lối sống. Chính những giá trị ấy đã tạo nên một điểm tựa vững chắc cho trẻ em, giúp các em trưởng thành cả về thể chất lẫn tinh thần.
Trong hành trình phát triển của một con người, gia đình chính là “trường học đầu đời”. Từ những năm tháng đầu tiên của cuộc đời, trẻ đã bắt đầu tiếp nhận những bài học đầu tiên thông qua cách cha mẹ cư xử, lời ăn tiếng nói, thái độ sống. Mỗi hành vi, lời nói của người lớn trong gia đình đều có sức ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Bên cạnh việc giáo dục nhân cách, gia đình còn là nơi chăm sóc sức khỏe thể chất, nuôi dưỡng đời sống tinh thần và bảo vệ trẻ khỏi các nguy cơ, cạm bẫy. Hơn thế, gia đình là nơi tạo “sức đề kháng” để trẻ chủ động nhận diện và tránh xa những tác nhân tiêu cực từ môi trường xung quanh và không gian mạng.
Nhận thức được tầm quan trọng của gia đình đối với sự phát triển toàn diện của trẻ, các ngành, đơn vị, địa phương đã triển khai nhiều mô hình, hoạt động giúp nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ cho những người làm cha, làm mẹ, như nhóm cha mẹ chăm sóc và phát triển trẻ thơ; làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em; phát động hưởng ứng bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình Việt... Bên cạnh đó, mỗi bậc cha mẹ cần chủ động làm gương cho con trong cách sống, cách ứng xử, học tập, rèn luyện và làm việc để gia đình thực sự nền tảng yêu thương, tôn trọng, bình đẳng và gắn bó. Song song với đó, gia đình cần phối hợp chặt chẽ với nhà trường, xã hội trong việc giáo dục trẻ. Chỉ khi có sự đồng hành của gia đình - trường học - xã hội, trẻ mới thực sự có được môi trường phát triển toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần.
Bài và ảnh: Quỳnh Chi
{name} - {time}
-
2025-07-10 15:51:00
Bí quyết tạo CV xin việc ghi điểm với nhà tuyển dụng trong vài phút
-
2025-07-10 15:06:00
Cảnh báo nguy cơ lộ lọt dữ liệu cá nhân với trào lưu “khoe” ảnh căn cước công dân
-
2025-07-10 14:57:00
Công bố 30 trung tâm đủ điều kiện sát hạch lái xe
Nhân Ngày Dân số thế giới (11/7): Dân số khỏe - gia đình hạnh phúc - đất nước phồn vinh
Tạo dựng tiền đề cho mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục
Đề nghị 29 tỉnh, thành phố đảm bảo an toàn đê điều trong mùa mưa lũ
Phấn đấu không còn người có công nào phải ở trong nhà tạm, nhà dột nát
Câu chuyện nhỏ trong Hành trình Đỏ (Bài 6): Cả nhà cùng hiến máu
Ngôi nhà chung cho người cao tuổi không nơi nương tựa
Cảnh báo trào lưu bắt trend đăng ảnh “phú bà, đại gia bị CSGT xử phạt”
Dự báo thời tiết hôm nay 10/7/2025
Dự báo thời tiết đêm 9 ngày 10/7/2025