Đồng hành cùng hộ nghèo huyện Vĩnh Lộc phát triển kinh tế
Nhờ được tiếp cận và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), nhiều hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đã có điều kiện để phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm ổn định, từng bước vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên chính quê hương.
Cán bộ NHCSXH Vĩnh Lộc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay chính sách tại xã Vĩnh Hùng.
Nhiều năm nay, nguồn vốn vay giải quyết việc làm của NHCSXH luôn song hành cùng mô hình kinh tế trang trại tổng hợp của gia đình anh Trịnh Văn Quyên ở thôn Việt Yên, xã Vĩnh Hùng. Anh Quyên cho biết: “Trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tôi đã vay vốn từ nhiều tổ chức tín dụng, tuy nhiên do lãi suất cao, trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn nên hiệu quả sử dụng vốn vay hạn chế. Với lãi suất ưu đãi, ổn định hơn so với các ngân hàng thương mại, nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH Vĩnh Lộc đã giúp mô hình kinh tế của gia đình tôi ngày càng phát triển với thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng/năm".
Để nâng cao chất lượng tín dụng chính sách, ngay từ đầu năm, NHCSXH Vĩnh Lộc đã chủ động tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện phân bổ kịp thời nguồn vốn vay đến các xã, thị trấn, không để tồn đọng nguồn vốn; căn cứ vào tỷ lệ hộ nghèo và các mục tiêu, chương trình, dự án phát triển kinh tế của địa phương để phân bổ vốn hợp lý. Nhằm chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng; hỗ trợ tối đa cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, ngân hàng đã thành lập các điểm giao dịch đặt ở tất cả các xã, thị trấn trên địa bàn, niêm yết công khai các chủ trương, chính sách về chương trình tín dụng ưu đãi, lãi suất cho vay; công khai danh sách hộ vay trên địa bàn. Cùng với đó, các xã, thị trấn cũng quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác quản lý nguồn vốn vay, từ việc thành lập tổ tiết kiệm và vay vốn đến việc bình xét cho vay, lập danh sách hộ vay, xây dựng hồ sơ cho vay. Mạng lưới hoạt động của NHCSXH Vĩnh Lộc được triển khai đến các khu dân cư, tổ dân phố trên địa bàn kể cả những khu nằm ở xa trung tâm xã. Với thủ tục cho vay đơn giản, giải ngân kịp thời, không chỉ góp phần giúp người dân phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội mà còn góp phần đẩy lùi nạn “tín dụng đen” trên địa bàn huyện.
Tính đến cuối tháng 4/2024, tổng dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc đạt gần 395 tỷ đồng với 14 chương trình tín dụng đang thực hiện; dư nợ bình quân đạt 64,6 triệu đồng/hộ. Kết cấu dư nợ các chương trình tín dụng chuyển dịch hợp lý, phù hợp với thực tiễn hoạt động. Trong đó, tín dụng phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh tạo sinh kế và việc làm, dư nợ đạt gần 290 tỷ đồng, tín dụng phục vụ đời sống, dư nợ đạt gần 104 tỷ đồng... Tín dụng chính sách đã kịp thời đáp ứng nguồn vốn cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, góp phần duy trì việc làm và bảo đảm an sinh xã hội.
Bài và ảnh: Khánh Phương
{name} - {time}
-
2024-12-13 11:45:00
Hướng đến nền nông nghiệp thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu
-
2024-12-13 09:44:00
Ngọc Lặc tích cực thu hút đầu tư tạo việc làm cho người dân
-
2024-04-30 12:31:00
Xuyên lễ, “vượt nắng, thắng mưa” trên công trường Đường dây 500 kV mạch 3
Siêu thị Co.opmart Thanh Hóa khai trương quầy Bánh mì Co.op Bakery
Ngăn chặn nguy cơ cháy rừng trong mùa nắng nóng
Ngư dân xứ Thanh “bám biển” để cung ứng hải sản cho thị trường dịp nghỉ lễ
Trang trại hữu cơ không rác thải
Doanh nghiệp xuất khẩu ứng phó với giá cước vận tải biển tăng cao
Phát triển đàn bò thịt chất lượng cao
Nâng cao hơn nữa chất lượng và vai trò của Kiểm toán nhà nước
Thường Xuân đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công
Đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp