(Baothanhhoa.vn) - Những ngày này nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước đang vào cuộc giúp nông dân Hải Dương tiêu thụ nông sản bị ùn ứ do tỉnh thực hiện các biện pháp cách ly xã hội để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Việc thu mua ủng hộ nông sản cho bà con Hải Dương là hành động kịp thời, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của người dân Việt Nam.

Xung quanh chuyện “giải cứu nông sản” trong mùa dịch

Những ngày này nhiều tổ chức, cá nhân trong cả nước đang vào cuộc giúp nông dân Hải Dương tiêu thụ nông sản bị ùn ứ do tỉnh thực hiện các biện pháp cách ly xã hội để phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Việc thu mua ủng hộ nông sản cho bà con Hải Dương là hành động kịp thời, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái của người dân Việt Nam.

Xung quanh chuyện “giải cứu nông sản” trong mùa dịch

Hội Chữ thập đỏ Thanh Hóa vào cuộc tiêu thụ nông sản có xuất xứ từ Hải Dương trên địa bàn một số huyện, thị xã trong tỉnh.

“Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản”

Đây là chiến dịch do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động ngày 23-2 đến giữa tháng 3-2021.

Chiến dịch “Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản” nằm trong Chương trình “Hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19” do Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai tại 13 tỉnh/thành phố có ca nhiễm dịch COVID-19 trong cộng đồng. Đối tượng được hưởng lợi là hộ nông dân thuộc vùng dịch có nông sản cần tiêu thụ, người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19…

Cùng với cả nước, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa đã triển khai kế hoạch tiêu thụ nông sản trên địa bàn một số huyện, thị xã trong tỉnh, góp phần tháo gỡ khó khăn cho người dân Hải Dương.

Điểm đầu tiên trong Chiến dịch “Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản” tại Thanh Hóa là trụ sở Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa (263 Trần Phú, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa) và Câu lạc bộ Tâm thiện nguyện du lịch (146 Đội Cung, phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa).

Đến nay đã có hơn 10 tấn rau củ quả gồm bắp cải, khoai tây, cà chua, đậu cove được vận chuyển, thực hiện nghiêm ngặt khâu kiểm dịch, khử khuẩn trước khi đến tay người tiêu dùng.

Tại các địa phương như huyện Hà Trung, thị xã Bỉm Sơn cũng được Hội Chữ thập đỏ triển khai và nhận được sự đồng tỉnh ủng hộ của người dân.

Xung quanh chuyện “giải cứu nông sản” trong mùa dịch

Điểm đầu tiên trong Chiến dịch “Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản” tại Thanh Hóa là trụ sở Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thanh Hóa.

Những túi bắp cải, cà chua, khoai tây được chia thành các túi với giá: 40.000 đồng/10 kg cà chua; bắp cải 45.000 đồng/20 kg; đậu cove 80.000 đồng/10 kg; khoai tây 220.000 đồng/15 kg. Tùy theo nhu cầu người mua mà những tình nguyện viên sẵn sàng đáp ứng.

Khác với cảnh mua bán ngoài chợ, mọi người không trả giá, người bán còn sẵn sàng chở đến tận nhà nếu người mua với số lượng nhiều.

Chị Lê Thị Minh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tâm thiện nguyện du lịch cho biết số tiền nhận được từ bán sản phẩm nông sản trong Chiến dịch “Chung sức cùng người dân tiêu thụ nông sản”, câu lạc bộ sẽ dành để tiếp tục có hoạt động giúp đỡ, hỗ trợ những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Trước đó, Câu lạc bộ thiện nguyện hiến máu Ngọc Lặc, Phật tử Thiền viện Trúc Lâm Bàn Bù và Hội lái xe 36 Thanh Hóa cũng đã tổ Chương trình “Giải cứu nông sản bà con Hải Dương” nhận được sự tham gia hưởng ứng tích cực của người dân. Số tiền thu được sau khi bán sẽ trích một phần vào chương trình nấu cháo và cơm chay miễn phí được tổ chức hàng tháng tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Ngọc Lặc, còn lại sẽ gửi cho bà con Hải Dương.

Những việc làm này là truyền thống tốt đẹp, tinh thần tương thân, tương ái lâu đời của người dân Việt Nam: Luôn sẵn sàng giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau khi gặp hoạn nạn. Những điều giản dị ấy thật đáng trân trọng.

Loay hoay câu chuyện “giải cứu” nông sản

Cụm từ “giải cứu” cho nông sản không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Không phải chỉ trong mùa dịch mới có câu chuyện “giải cứu” mà chuyện “được mùa mất giá, được giá mất mùa” trong nông nghiệp vẫn luôn diễn ra hàng năm ở một số địa phương trong cả nước.

Xung quanh chuyện “giải cứu nông sản” trong mùa dịch

Theo thống kê của cơ quan chức năng, Hải Dương còn khoảng 4.000 ha rau vụ Đông đang đến thời điểm thu hoạch với sản lượng ước khoảng 90.000 tấn, trong đó có trên 26.000 tấn cà rốt, 55.000 tấn hành củ, 8.000 tấn rau bắp cải, su hào, súp lơ, rau ăn lá các loại. Ngoài ra ổi, bắp cải, su hào, cà rốt, cà chua, ngô… cũng đến thời điểm thu hoạch nhưng do dịch bệnh nên chưa tiêu thụ được khiến nông dân rơi vào cảnh khó khăn.

Cùng với đó, do hạn chế di chuyển nên nhiều doanh nghiệp đã không thể về vùng nguyên liệu để thu mua nên nông sản có nguy cơ bị ùn ứ có thể dẫn đến hư hỏng.

Có một số ý kiến của các chuyên gia cho rằng, để nông sản phải “giải cứu” thể hiện sự yếu kém trong xây dựng kế hoạch?. Nông nghiệp là ngành chủ lực, trụ đỡ cho nền kinh tế, tác động lớn nhất đến người dân. Nếu xây dựng phương án kinh doanh mà không tính được dự phòng, năng lực quản trị rủi ro thì sản xuất luôn bấp bênh, thiếu bền vững.

Dịch COVID-19 hiện không còn là thứ dịch bệnh đột xuất, sau hơn 1 năm, nền kinh tế đã đi vào giai đoạn “bình thường mới”. Điều này đặt các địa phương phải có phương án giống với Bộ Y tế khi đưa ra các kịch bản nếu dịch bệnh xảy ra, kinh tế, hàng hóa trên địa bàn phải ứng phó như thế nào. Địa phương cần lên kế hoạch vào mùa cao điểm, dịch bùng phát thì quy trình thu hoạch, giãn cách, luân chuyển hàng hóa như thế nào. COVID-19 không còn là sự bất ngờ như thiên tai, bão lũ, thay vào đó cần cho sự chuẩn bị kỹ.

“Giải cứu nông sản” thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ, đùm bọc lẫn nhau của đồng bào ta khi gặp hoạn nạn. Điều đó thật ấm áp và đẹp đẽ, nhưng cũng đượm buồn.

Từ câu chuyện nông sản trong mùa dịch ở Hải Dương là bài học tham khảo cho các tỉnh, thành khác trong việc lên kế hoạch, phòng ngừa rủi ro, ứng phó hiệu quả hơn với đại dịch COVID-19.

Ngọc Huấn


Ngọc Huấn

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]