(Baothanhhoa.vn) - Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực, hướng đến mục tiêu mọi trẻ em đều được tạo cơ hội để thực hiện các quyền cơ bản.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Tăng cường công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em

Công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực, hướng đến mục tiêu mọi trẻ em đều được tạo cơ hội để thực hiện các quyền cơ bản.

Thiếu niên huyện Lang Chánh tại hội thi tìm hiểu Luật Trẻ em và phòng chống bạo lực trẻ em tỉnh Thanh Hóa năm 2018.

Tuy nhiên, công tác này hiện còn gặp phải những vấn đề cấp thiết cần được quan tâm và giải quyết như tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt còn ở mức cao; tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em vẫn còn xảy ra.

Ngày 23-11, chị Nga - mẹ cháu Mai Ánh Nguyệt, sinh năm 2006 ở xóm 6 cũ, xã Nga Trường (Nga Sơn) có đơn tố cáo việc con mình bị đánh hội đồng và nhục mạ do mâu thuẫn với hàng xóm. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, chính quyền địa phương cùng các đoàn thể, đơn vị chức năng đã vào cuộc, đưa cháu đi kiểm tra sức khỏe và làm rõ vụ việc. May là cháu Nguyệt chỉ bị đau ngoài da, không có dấu hiệu bất thường khác. Còn với cháu Lê Bá Nam, sinh năm 2005 ở xã Khuyến Nông (Triệu Sơn) lại bị chính người thân trong gia đình ngược đãi. Tuy không bị đánh đập nhưng Nam bị chú ruột dùng dây xích quấn quanh cổ và khóa lại do cháu ham chơi, thường xuyên lấy trộm tài sản của gia đình đem bán lấy tiền để chơi games. Theo chú của cháu bé, việc hành xử như vậy cũng chỉ để răn đe, để cháu cảm thấy xấu hổ mà từ bỏ đi thói xấu, không biết rằng đây chính là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền trẻ em.

Với những vụ việc giáo viên phạt, bạo lực học sinh mang tính phản giáo dục đã vi phạm nghiêm trọng đạo đức nghề nghiệp, không những làm ảnh hưởng đến sự phát triển tâm, sinh lý của trẻ mà còn ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh nhà giáo, đáng bị xã hội lên án, cần phải xử lý nghiêm minh trước pháp luật. Dẫu biết rằng, việc giáo dục trẻ chăm ngoan, lễ phép là rất cần thiết. Song, cần lựa chọn phương pháp giáo dục cho phù hợp. Bởi ranh giới giữa bạo lực và dạy dỗ rất gần nhau. Sống trong thời buổi văn minh, công nghiệp 4.0, các thầy, cô giáo, phụ huynh cũng cần phải tự thay đổi mình. Những thói quen, quan niệm dùng bạo lực như “thương cho roi cho vọt”, “miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ đời”, “con tôi sinh ra, tôi có quyền đánh”... để dạy dỗ trẻ đã không còn phù hợp. Những hành vi trên đều có hại, vi phạm Luật Trẻ em, Luật Giáo dục và Luật Phòng chống bạo lực gia đình.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em và căn cứ trên cơ sở tình hình thực tế, để bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong tình hình mới, ngày 17-10-2018, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Chỉ thị số 20 về việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh, yêu cầu các ban, sở, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và quan tâm đúng mức về công tác bảo vệ trẻ em, thực hiện nghiêm túc đầy đủ 25 quyền trẻ em theo quy định; xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em, từng bước hạn chế và kiểm soát tình hình tai nạn, thương tích ở trẻ em; chủ động phòng ngừa, phát hiện, tố giác và xử lý các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em. Nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần, vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể dục, thể thao, phúc lợi xã hội và các quyền dành cho trẻ em. Xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch về bảo vệ, chăm sóc trẻ em; thường xuyên thanh tra, kiểm tra, rà soát, đánh giá các chỉ tiêu xếp hạng về thực hiện quyền trẻ em trên địa bàn tỉnh. Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương cho công tác bảo vệ trẻ em tại cơ sở; đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm gia đình, nhà trường và cộng đồng. Tăng cường quản lý Nhà nước, củng cố, thành lập, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của ban bảo vệ trẻ em các cấp; đẩy mạnh phối hợp liên ngành nhằm phát huy nguồn lực của Nhà nước và xã hội để bảo vệ trẻ em... Đối với ngành giáo dục, cần xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường và xâm hại tình dục trẻ em; tăng cường giáo dục pháp luật về bảo vệ trẻ em, chú trọng giáo dục kiến thức kỹ năng sống, kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại, phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh trong nhà trường; tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; tích cực lồng ghép giáo dục ngoại khóa tuyên truyền Luật Trẻ em vào chương trình giảng dạy của hệ thống giáo dục trong các trường học trên địa bàn tỉnh...


Bài và ảnh: Mai Phương

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]