(Baothanhhoa.vn) - Mùa mưa lũ cận kề, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động tiến hành kiểm tra, rà soát thực địa, xây dựng các phương án theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng đảm bảo công tác phòng chống thiên tai.

Sẵn sàng cho mùa mưa lũ

Mùa mưa lũ cận kề, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã chủ động tiến hành kiểm tra, rà soát thực địa, xây dựng các phương án theo phương châm “4 tại chỗ”, sẵn sàng đảm bảo công tác phòng chống thiên tai.

Sẵn sàng cho mùa mưa lũ

Khu vực sông Âm đoạn qua huyện Lang Chánh thường xuyên xảy ra ngập úng vào mùa mưa lũ.

Ám ảnh mùa mưa lũ

Dù đã 90 tuổi nhưng bà Lê Thị Vay (khu phố Chiềng Trải, thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh) vẫn nhớ như in những trận lũ lụt từng xảy ra tại nơi bà sống. Bà cho biết: khu Chiềng Trải nằm dọc sông Âm, địa thế thấp nên chỉ cần mưa lớn khoảng hơn 1 ngày là nước sông dâng cao, nhấn chìm mọi thứ ở trong nhà, bà con trong khu phố phải bỏ lại tài sản để thoát thân.

Dù đã trải qua nhiều trận lũ lụt lịch sử, nhưng ám ảnh nhất với bà Vay chính là cơn lũ năm 2012, cũng là nỗi khiếp đảm với hàng chục hộ dân khu Chiềng Trải.

"Đợt ấy, mưa triền miên mấy ngày trời. Nước sông Âm dâng cao như con “thủy quái”, người dân nháo nhác chạy lũ. Tôi sống một mình, các con lại ở xa, bản thân thì già yếu, may mắn được cán bộ thị trấn cõng mới chạy kịp”, bà Vay nhớ lại.

Sẵn sàng cho mùa mưa lũ

Bà Lê Thị Vay (khu phố Chiềng Trải, thị trấn Lang Chánh, huyện Lang Chánh) kể lại trận lũ lụt năm 2012.

Khu phố Chiềng Trải nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ quét, 46 hộ dân tại đây vẫn luôn thường trực nỗi lo lắng mỗi khi mùa mưa lũ cận kề.

Ông Phạm Văn Thái, Chủ tịch UBND thị trấn Lang Chánh cho biết: Hiện nay, trên địa bàn có nhiều khu vực trọng điểm chịu ảnh hưởng của lũ quét, sạt lở đất, như: các khu dân cư và hoa màu dọc sông Âm (khu phố Chiềng Trải), dọc Hón Lưỡi (khu phố Nguyễn Trãi) bị ngập lụt; vùng thấp gồm các khu phố Phống Bàn, Oi, Chiềng Ban 1, Chiềng Ban 2, Chí Linh, Giáng lũ lớn gây ngập úng nhà cửa và hoa màu; sạt lở đất dọc các chân núi khu phố Chiềng Trải, Nguyễn Trãi, Chiếu Bang, Trùng, Lê Lợi, Oi, Ảng.

Bên cạnh đó, các hồ đập có thể vỡ, gây ra lũ quét, sạt lở đất nhân tạo và ngập lụt cục bộ như hồ Chua Mon, hồ Chiềng Khạt, đập Hón Oi,…

Ứng phó theo phương châm “4 tại chỗ”

Ông Lê Quang Tùng, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Lang Chánh cho biết: Với địa hình hẹp, đồi núi cao xen kẽ giữa các sông, suối, hồ đập; thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, diễn biến bất thường, trên địa bàn huyện thường xảy ra các hiện tượng như: gió, lốc xoáy, sấm, sét, mưa, bão, lũ lụt, sạt lở đất…

Toàn huyện còn hơn 400 hộ nằm trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất và ngập lụt. Để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do mưa lũ gây ra, phòng đã tham mưu cho UBND huyện nhất quán tư tưởng chỉ đạo “tích cực, chủ động lấy phòng ngừa là chính, khi xảy ra tình huống ứng cứu nhanh, có hiệu quả” với phương châm “Chủ động phòng tránh - Đối phó kịp thời - Khắc phục có hiệu quả”.

Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS tỉnh, trên địa bàn tỉnh có 103.347 hộ/408.856 nhân khẩu sinh sống ở khu vực có nguy cơ xảy ra thiên tai. Về công tác đảm bảo an toàn hồ đập, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị có liên quan kiểm tra, đánh giá hiện trạng các công trình đê điều, hồ đập trước mùa mưa lũ năm 2022.

Qua kiểm tra, đã xác định và xây dựng được 30 phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu về đê điều, gồm 2 trọng điểm loại I; 12 trọng điểm loại II và 16 trọng điểm loại III; 98 hồ chứa bị hư hỏng, mất an toàn...

Tất cả các phương án đã được phê duyệt và giao cho các địa phương, đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ các điều kiện theo phương châm “4 tại chỗ” để sẵn sàng triển khai.

Sẵn sàng cho mùa mưa lũ

Nhiều hộ dân dọc sông Âm nằm trong vùng nguy cơ ngập úng mùa mưa lũ.

Bên cạnh đó, đến thời điểm hiện tại, có 4/17 huyện, thị xã, thành phố có đê như: Thọ Xuân, Thiệu Hóa, Nga Sơn, thị xã Bỉm Sơn đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ xử lý đê giờ đầu cho lực lượng canh đê, xung kích với 2.486 người tham gia.

Ngoài ra, các địa phương, đơn vị đã hoàn thành nạo vét các kênh tiêu, phá bỏ ách tắc trên các hệ thống kênh tiêu phục vụ công tác ứng phó thiên tai năm 2022.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở Nông Nghiệp và PTNT khẳng định: Công tác ứng phó mỗi mùa mưa lũ là nhiệm vụ cấp thiết hàng năm, được triển khai từ cấp tỉnh đến các xã. Thời điểm hiện tại, các địa phương đã chủ động, sẵn sàng các công tác diễn tập, ứng phó. Đối với các dự án đê điều, hồ đập, về cơ bản đáp ứng đảm bảo cao trình của lũ.

Dự kiến, khoảng cuối tháng 8-2022, sẽ tổ chức cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn trên biển và chống tràn đê cấp tỉnh tại huyện Thiệu Hóa, ông Nam thông tin thêm.

Đình Giang


Đình Giang

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]