(Baothanhhoa.vn) - Hơn 1 thập kỷ trước, với khát vọng cống hiến của tuổi trẻ “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, những đoàn viên, thanh niên ưu tú từ khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh xã xung phong lên vùng đất Xuân Hòa (Như Xuân) quyết tâm khai phá vùng đất mới, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Đến nay, những khó khăn, vất vả đã tạm lùi xa, trụ lại vùng đất ấy là những con người giàu ý chí, sự sáng tạo. Họ đã nỗ lực mỗi ngày để từng bước trở thành những ông chủ trên vùng đồi dốc.

Những người khai phá vùng đất mới

Hơn 1 thập kỷ trước, với khát vọng cống hiến của tuổi trẻ “Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”, những đoàn viên, thanh niên ưu tú từ khắp các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh xã xung phong lên vùng đất Xuân Hòa (Như Xuân) quyết tâm khai phá vùng đất mới, phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Đến nay, những khó khăn, vất vả đã tạm lùi xa, trụ lại vùng đất ấy là những con người giàu ý chí, sự sáng tạo. Họ đã nỗ lực mỗi ngày để từng bước trở thành những ông chủ trên vùng đồi dốc.

Những người khai phá vùng đất mớiDiện tích trồng cây ăn quả của gia đình anh Trịnh Khắc Bắc, thôn Thanh Niên, xã Xuân Hòa (Như Xuân) mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu đồng/năm.

Theo chỉ dẫn của người dân, chúng tôi đến với Làng Thanh niên lập nghiệp Sông Chàng, thuộc thôn Thanh Niên, xã Xuân Hòa. Không còn là những cảnh hoang sơ, tiêu điều mà là những con đường bằng phẳng, nhiều ngôi nhà kiên cố được xây dựng trên những vùng đồi xanh mướt, đầy sức sống. Những ngày cuối tháng 11, gia đình anh Trịnh Khắc Bắc (quê gốc huyện Thọ Xuân) đang chuẩn bị các công đoạn thu hoạch gần 2 ha bưởi Diễn. Anh Bắc cho biết: Năm 2010, cùng với hơn 140 hộ thanh niên khác, gia đình tôi lên định cư tại Làng Thanh niên lập nghiệp Sông Chàng. Khi đó, vùng đất này khá hoang vu, có những giai đoạn vợ chồng tôi cũng nản, muốn bỏ cuộc. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của Tổng đội Thanh niên xung phong (TNXP) Thanh Hóa, gia đình đã tìm được hướng phát triển sản xuất và sinh hoạt ổn định hơn.

Được giao 3 ha đất sản xuất, với ý chí quyết tâm, sự bền bỉ, sáng tạo của tuổi trẻ, gia đình anh Bắc đã biến vùng đồi hoang thành khu đất trù phú, quanh năm xanh tốt. Theo anh, "thời gian đầu mới lên định cư, gia đình tôi trồng cao su, cây hằng năm, như: sắn, mía và rau màu kết hợp chăn nuôi gà thả vườn. Những năm đầu, thu nhập chỉ đủ trang trải cuộc sống và đầu tư cho diện tích cây dài ngày. Nhận thấy gia đình có diện tích đất canh tác khá lớn nhưng thu nhập không cao, tôi quyết tâm tìm hướng đổi mới. Năm 2016, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của tỉnh và huyện Như Xuân, gia đình đã chủ động tìm hiểu, tham khảo nhiều nơi để tìm ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả hơn.

Mạnh dạn chặt bỏ cây cao su và nhiều cây truyền thống hiệu quả kinh tế thấp, từ năm 2016 gia đình anh Bắc đã linh hoạt đưa cây ăn quả, như cam, bưởi, ổi vào sản xuất. Nhờ tham khảo và chuẩn bị tốt kỹ thuật canh tác nên khu đồi của gia đình được trồng bài bản, theo hướng áp dụng khoa học - kỹ thuật mới, lắp đặt hệ thống tưới bán tự động. Quanh khu vực nhà ở, anh Bắc đã cho xây dựng chuồng trại chăn nuôi gà, vịt, dê... Nhờ đó, hơn 3 ha vườn đồi của gia đình anh Bắc đã trở nên xanh tốt, mang lại doanh thu 400 đến 500 triệu đồng/năm, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng. Hơn tất cả, khu sản xuất mang đậm dấu ấn của những bàn tay chuyên cần đã làm lên sức sống, diện mạo mới trù phú cho làng thanh niên.

Không nằm trong lớp thanh niên lên định cư tại Làng Thanh niên lập nghiệp Sông Chàng từ những ngày đầu, anh Lê Ngọc Tân (quê huyện Yên Định) đến đây với cương vị, nhiệm vụ khác. Song với nhiệt huyết, sự quyết tâm, anh Tân đã đánh thức vùng đồi thôn Thanh Niên, biến từng tấc đất đồi trở thành vùng sản xuất trù phú, mang lại thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Anh Tân cho biết: Năm 2016, sau 9 năm phát triển, dự án Làng Thanh niên lập nghiệp Sông Chàng hiệu quả không như kỳ vọng, tôi đã xung phong lên vùng đất này với cương vị là Tổng đội Phó Đội TNXP, vừa để phát triển kinh tế gia đình, vừa định hướng, phát triển lại làng thanh niên”.

Những người khai phá vùng đất mớiTrang trại chăn nuôi gà của hộ gia đình anh Lê Ngọc Tân, thôn Thanh Niên, xã Xuân Hòa liên kết với Công ty TNHH Happy Farm Thanh Hóa.

Anh Tân còn nhớ như in những kỷ niệm, hoàn cảnh thời điểm lên nhận nhiệm vụ. Mặc dù lên đây với nhiệm vụ chính là quản lý, định hướng hoạt động của làng, song nhận thấy vùng đất này có nhiều tiềm năng phát triển nên anh đã thầu lại đất của Tổng đội TNXP để phát triển sản xuất. Để đánh thức vùng đồi, anh đã đầu tư hơn 1,5 tỷ đồng để thuê máy móc cải tạo, san ủi mặt bằng, mua giống cây ăn quả và xây dựng chuồng trại chăn nuôi. Chỉ sau thời gian ngắn, khu đồi với hơn 900 gốc bưởi, gần 200 gốc ổi và 4 khu chuồng trại kiên cố, đầu tư thiết bị ăn uống tự động, điều hòa nhiệt độ... đã được hình thành. Anh Lê Ngọc Tân cho biết: Mang trên vai trọng trách, nhiệm vụ định hướng phát triển cho các đoàn viên, thanh niên của làng nên bản thân tôi luôn nỗ lực, tìm tòi hướng phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Ngoài việc lựa chọn đối tượng sản xuất, tôi còn kết nối, tìm kiếm đối tác tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, gia đình tôi thực hiện liên kết chăn nuôi gà với Công ty TNHH Happy Farm Thanh Hóa với công suất 20.000 con/lứa, 4 lứa/năm. Toàn bộ sản phẩm cây ăn quả được tiêu thụ thông qua hệ thống thương lái thân quen. Nhờ đó, việc sản xuất ổn định, hiệu quả kinh tế bảo đảm, trung bình doanh thu của gia đình đạt khoảng 1,5 tỷ đồng/năm. Ngoài ra, tôi còn kết nối, hỗ trợ các hộ trong làng sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp khác.

Được biết, gia đình anh Lê Ngọc Tân hiện đang triển khai mô hình sản xuất cây xoài keo liên kết với Công ty CP Xuất khẩu nông sản T9, tổng diện tích khoảng 14 ha, được UBND xã Xuân Hòa lựa chọn làm điểm để nhân rộng tại địa phương.

Những thanh niên lập nghiệp thành công, như các anh Trịnh Khắc Bắc, Lê Ngọc Tân chỉ là 2 trong số hàng chục thanh niên tiêu biểu, những điển hình phát triển kinh tế tại Làng Thanh niên lập nghiệp Sông Chàng, thôn Thanh Niên, xã Xuân Hòa. Không chỉ phát triển sản xuất hiệu quả, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đã và đang được áp dụng, tạo ra nông sản có năng suất, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh góp phần thay đổi tư duy sản xuất cho người dân địa phương; từng bước hình thành một tầng lớp nông dân mới dám nghĩ, dám làm và am hiểu thị trường, xứng danh “những triệu phú” nông dân trên những vùng đất khó.

Bà Lê Thị Hoài, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Hòa, cho biết: Tại thôn Thanh Niên có hàng chục mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, các mô hình đều được ứng dụng khoa học - kỹ thuật tiên tiến, chú trọng phát triển sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Những mô hình này đã khẳng định sức trẻ, sự sáng tạo của đội ngũ thanh niên, những người tiên phong, quyết tâm khai phá vùng đất mới. Với những nỗ lực ấy, đến nay, bình quân thu nhập tại thôn Thanh Niên đạt 57,29 triệu đồng/người/năm. Thôn hoàn thành 14/14 tiêu chí xây dựng thôn nông thôn mới, đang trình hồ sơ để các cấp, ngành thẩm định, xét công nhận thôn đạt chuẩn nông thôn mới.

Bài và ảnh: Thanh Hòa



 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]