(Baothanhhoa.vn) - Trong chế biến thức ăn, đường, muối, hạt nêm, màu thực phẩm… thường xuyên được sử dụng để làm tăng độ giòn, ngọt, đậm đà và tăng thời gian bảo quản của sản phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng phụ gia thực phẩm sai cách, quá liều lượng, phụ gia trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ rất nguy hại, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Tin liên quan

Đọc nhiều

Nguy cơ tiềm ẩn từ chất phụ gia thực phẩm

Trong chế biến thức ăn, đường, muối, hạt nêm, màu thực phẩm… thường xuyên được sử dụng để làm tăng độ giòn, ngọt, đậm đà và tăng thời gian bảo quản của sản phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng phụ gia thực phẩm sai cách, quá liều lượng, phụ gia trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ rất nguy hại, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.

Nguy cơ tiềm ẩn từ chất phụ gia thực phẩm

Việc sử dụng chất phụ gia thực phẩm tại nhiều hàng quán chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Sử dụng tràn lan

Hiện nay, thị trường hương liệu, phụ gia thực phẩm rất đa dạng về chủng loại với các dạng bột, viên hoặc nước. Hầu khắp mọi cửa hàng bán nguyên liệu chế biến thực phẩm tại các chợ lớn, nhỏ đều bày bán các loại phụ gia, gồm loại nhãn mác rõ ràng, cụ thể, lẫn hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chỉ cần có nhu cầu, người tiêu dùng có thể dễ dàng tìm mua đủ loại phụ gia với nhiều giá thành khác nhau. Từ các loại hương để chế biến thực phẩm như giò, chả, xúc xích, nước mắm,… có giá khoảng 200.000 đồng/kg; bột nở, chất tạo độ dai, giòn chỉ từ 20.000 đồng/kg đến các loại hương liệu làm bánh như hương đậu xanh, lá dứa, sầu riêng… với giá 150.000 - 2600.000 đồng/kg. Cách pha chế cũng đơn giản, chỉ cần cho vài thìa rồi vào trộn đều với bột là được, không cần đong đếm.

Chị Đào Thị Thu, chủ một cửa hàng bán nước giải khát khá đông khách trên đường Lê Lai, phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) cho biết: Từ nhiều năm nay, chị thường mua hương liệu đóng thành từng can 2 lít tại các mối quen để phục vụ trong quá trình pha chế. Với chị, việc cho thêm các loại siro hương liệu như: dâu, vani, sầu riêng, cà phê, ca cao… là không thể thiếu giúp cho thức uống thêm phần hấp dẫn.

Nguy cơ tiềm ẩn từ chất phụ gia thực phẩm

Phẩm màu là chất thường xuyên được sử dụng để làm cho thực phẩm thêm bắt mắt và hấp dẫn.

Không chỉ thức uống, đối với các món ăn hấp dẫn thực khách đến từ các quán bán vịt, thịt lợn quay… cũng sử dụng chất phụ gia một cách “vô tội vạ”. Chị Nguyễn Thị Tuyết, chủ cơ sở kinh doanh giò chả tại xã Hoằng Thịnh (Hoằng Hóa), cho biết, để sản xuất giò, chả 100% nguyên chất thì người sản xuất sẽ sử dụng thịt tươi mới để tạo độ dai, thơm đặc trưng cho sản phẩm. Nếu làm đúng theo quy trình, cộng thêm chi phí thì 1 kg giò, chả thành phẩm từ 150.000 đồng trở lên mới có lời. Tuy nhiên, để tăng lợi nhuận, không ít cơ sở sử dụng hàn the và các nguyên liệu trôi nổi, rẻ tiền.

Ẩn họa khôn lường

Không thể phủ nhận chất phụ gia thực phẩm có vai trò lớn trong chế biến thực phẩm bởi nó đã tạo được nhiều sản phẩm bắt mắt, hấp dẫn, phù hợp với sở thích và khẩu vị của người tiêu dùng, kéo dài thời gian sử dụng của thực phẩm... Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng chất phụ gia thực phẩm không đúng quy định vẫn còn khá phổ biến, tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho người tiêu dùng.

Theo quy định của Bộ Y tế, việc sử dụng các chất phụ gia thực phẩm phải được thực hiện nghiêm ngặt theo Nghị định 15-2018/NĐCP ngày 02-02-2018 về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm. Tuy nhiên, thực tế, nhiều người làm công việc chế biến thực phẩm thường phớt lờ những quy định trong sử dụng chất phụ gia mà tùy tiện pha trộn, không cân đo cẩn thận, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.

Theo ông Nguyễn Văn Lượng, Phó Chi cục trưởng Chi cục An toàn Vệ sinh thực phẩm tỉnh, nếu sử dụng phụ gia không đúng quy định (phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép của Bộ Y Tế; Phụ gia có trong danh mục nhưng không đúng đối tượng; Sử dụng chất phụ gia vượt ngưỡng cho phép) thì có thể sẽ gây ngộ độc cấp tính nếu liều lượng dùng quá giới hạn cho phép nhiều lần; gây ngộ độc mạn tính nếu dùng với thời gian kéo dài, liên tục với liều thấp hơn, nguy cơ gây hình thành khối u, ung thư, đột biến gen... Chính vì vậy việc sử dụng phụ gia nhất thiết phải tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Hậu quả của việc sử dụng phụ gia không đúng qui định là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề kiểm soát việc sử dụng chất phụ gia thực phẩm còn rất nhiều bất cập. Theo số liệu thống kê, hiện nay Thanh Hóa có hơn 13.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm và dịch vụ ăn uống. Nhìn chung, đa phần các cơ sở thực phẩm thuộc dạng nhỏ lẻ, manh mún nên việc quản lý ATTP đang gặp phải nhiều khó khăn. Mặt khác, công tác thanh, kiểm tra của các đoàn liên ngành lại được thực hiện theo kế hoạch mỗi năm một lần và có thời gian cụ thể nên các cơ sở kinh doanh thường tìm cách đối phó, khiến các cơ quan chức năng rất khó phát hiện được những trường hợp vi phạm.

Thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung và chất lượng bữa ăn nói riêng, bản thân mỗi người cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Các cơ quan chức năng cần tăng cường thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao kiến thức cho người sản xuất, kinh doanh.

Thu Hà


Thu Hà

 {name} - {time}

 Trả lời

{body}
 {name}- {time}
{body}

0 bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Thời tiết

Địa phương

Xem thêm TP.Thanh Hóa

Chia sẻ thông tin với bạn bè!
Tắt [X]