Khả thi tới đâu do chính chúng ta
Mấy ngày nay vấn đề xử phạt hành vi ép người khác uống rượu, bia theo quy định của Nghị định 117/2020/NĐ-CP được thảo luận khá sôi nổi trên nhiều diễn đàn, dù còn hơn một tháng nữa mới có hiệu lực thi hành.
Sở dĩ còn có ý kiến khác nhau vì nhiều người nghĩ rằng đây là vấn đề khó, không dễ để thực hiện. Làm sao có thể chứng minh được việc có người ép buộc hay dụ dỗ mình uống rượu, bia. Và nữa, cơ quan chức năng nào sẽ xử phạt hành vi ấy. Quy trình xử phạt thế nào, có vướng mắc gì không?
Có người còn bảo rằng chỉ có người hâm mới tố cáo người ép rượu mình. Cũng đúng, bởi khi đã ngồi uống rượu với nhau cơ bản đều là người thân quen, có dây mơ, rễ má với nhau. Người Việt thường suy nghĩ có quý nhau mới mời. Mời uống có quá mức cũng xuất phát từ sự quý trọng. Làm thế lần sau ai còn dám mời mình ngồi chung mâm nữa.
Vả lại, người Việt chưa có thói quen dân chủ như ở phương Tây. Họ thường sống duy tình, ít sử dụng đến quy định pháp luật vào những việc mà tình cảm còn đóng vai trò chi phối.
Mà biết đâu đấy, đang khi cao hứng, có hơi men trong người, nếu phản ứng không khéo còn dẫn đến xung đột chứ chả chơi.
Nói thế nghĩa là chưa nhiều người tin vào tính khả thi của quy định xử phạt người có hành vi ép người khác uống rượu, bia. Họ lý luận rằng, cứ nhìn lại các quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm ở nơi công cộng như hút thuốc lá, xả thải ra môi trường, viết, vẽ ở nơi công cộng... xem thế nào? Rộ lên lúc đầu, rồi đâu lại vào đấy.
Thực hiện các quy định này rõ là không thể đủng đỉnh, nhưng cũng không nóng vội và đòi hỏi định lượng ngay được. Cũng không nên đặt câu hỏi là thực hiện quy định này sẽ xử phạt được bao nhiêu người. Điều cần là quy định có làm thay đổi được suy nghĩ của đối tượng mà nó hướng tới hay không. Đó mới là vấn đề căn cơ, gốc rễ. Chắc chắn cả cơ quan soạn thảo lẫn cơ quan thực thi đều không mong sẽ xử phạt được bao nhiêu người, mà tất cả chúng ta đều hy vọng là sẽ không có nhiều người bị phạt.
Thay cho truy vấn tính khả thi của quy định hãy gương mẫu thực hiện, cùng tạo ra môi trường để quy định phát huy tác dụng có hơn không!?.
Khi nhận thức thay đổi sẽ không còn cảnh ép nhau uống rượu, bia nữa, bởi đó là việc làm không đúng. Và dù có bị ép mà tố cáo thì cũng chẳng ai cho rằng đó là người khùng cả, bởi đó là quyền và nghĩa vụ rồi.
An Nhiên
{name} - {time}
- 2023-03-26 15:44:00
Thiệu Hóa giao đất ở cho đồng bào sinh sống trên sông
- 2023-03-26 14:36:00
Quý I-2023, tai nạn giao thông giảm 3,89% so với cùng kỳ
- 2020-10-10 16:54:00
Xã Thành Long (Thạch Thành) đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM
Phóng viên các cơ quan báo chí trung ương thường trú tại Thanh Hoá đi thực tế tại huyện Thạch Thành
Trường Trung cấp Nghề giao thông - vận tải đẩy mạnh các phong trào thi đua
Liên đoàn Lao động huyện Hoằng Hóa đồng hành cùng đoàn viên, người lao động
Lợi dụng tư cách nhà báo để trục lợi sẽ bị phạt đến 40 triệu đồng
Thanh Hóa hỗ trợ 15 xã xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu năm 2020
18 tuyến đường trên địa bàn thị trấn Lang Chánh được đặt tên
Giữ an toàn khi sống cạnh đường ray
Chiếm đất nông nghiệp để đào ao làm trang trại ở huyện Hậu Lộc: Bao giờ có hồi kết
“Nhịp cầu” nối lại niềm vui